Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Tại sao con người không thể tái tạo trái tim như loài sa giông?

Bởi vì cơ thể người lớn hơn nhiều so với loài sa giông và kỳ nhông nên cần co tim nhiều hơn để duy trì huyết áp tối ưu và lưu thông.
Các nhà khoa học nghiêncứu về tế bào gốc ở Đại học UCLA, Hoa Kỳ, đã lần đầu tiên khám phá ra: Bởi vìcơ thể người lớn hơn nhiều so với loài sa giông và kỳ nhông, cho nên, chúng tacần co tim nhiều hơn để duy trì huyết áp tối ưu và lưu thông.

Kết quả là tế bàocơ tim của người trưởng thành (các tế bào cơ tim chuyên biệt hóa) đã bị mất khảnăng sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng. Phát hiện này giúp lý giải nguyên dotại sao trái tim con người có rất ít khả năng tái sinh.

Loài Sa giông

Nghiên cứu trên, đượcthực hiện trong các dòng tế bào và chuột, có thể dẫn đến sự ra đởi của phươngpháp tái lập trình những tế bào cơ tim ngay bên trong trái tim của bệnh nhân,nhằm tạo ra những tế bào cơ tim mới khỏe mạnh để thay thế những tế bào cơ tim bịhư hỏng, theo bác sĩ Robb MacLellan, một nhà nghiên cứu làm việc tại Trung tâmnghiên cứu tế bào gốc và Y học tái sinh Eli và Edythe Broad, Đại học UCLA, HoaKỳ và là tác giả chính của nghiên cứu.

Không giống như cácloài sa giông và kỳ nhông, cơ thể của người trưởng thành không thể tự phát mọclại các bộ phận bị hư hỏng như trái tim. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấyrằng động vật có vú có khả năng tái tạo tim, nhưng chỉ trong một thời gian rấtngắn, trong tuần đầu tiên của cuộc sống.

Nếu cơ thể chúng ta đãtừng làm điều đó một lần, theo bác sĩ MacLellan, thì chúng ta cần đào sâunghiên cứu để phục hồi lại khả năng đó.

Kết quả của nghiên cứunày đã được đăng tải trên Tạp chí Cell Biology, số ra ngày 8 tháng 8 năm 2011.

MacLellan cho rằng cóthể tác động làm đảo ngược đồng hồ sinh học của tế bào tới thời điểm khi mà cáctế bào cơ tim có khả năng sinh sôi nảy nở nhanh chóng và tự mọc lại cơ tim.

"Những loài kỳnhông và những sinh vật cấp thấp có khả năng tái sinh các tế bào cơ tim, hoặcđưa các tế bào cơ tim trở lại trạng thái trước đó nguyên thủy hơn, cho phép cáctế bào cơ tim này trở lại chu kỳ tự sinh sôi nẩy nở nhanh chóng, và tạo ra cơtim mới," theo MacLellan.

"Trong các loài động vật có vú, cơ thể ngườiđã đánh mất tiềm năng này. Nếu chúng ta biết làm thế nào để khôi phục lại, hoặcbiết lý do tại sao các tế bào cơ tim của người trưởng thành không thể làm điềuđó, chúng ta có thể cố gắng tìm ra một cách thức để sử dụng các phương pháp tựnhiên nhằm tái tạo trái tim."

Trong quá trình pháttriển của cơ thể người, các tế bào cơ tim được hình thành từ các tế bào gốc tổtiên, và những tế bào cơ tim này đã tự sinh sôi nảy nở để hình thành trái tim.

Một khi trái tim được hình thành, các tế bào cơ tim này sẽ tự chuyển đổi từ cáctế bào chưa trưởng thành thành tế bào trưởng thành và không còn khả năng tựsinh sôi nảy nở.

Quá trình này không xảyra với loài Sa giông và kỳ nhông vốn có những tế bào cơ tim có thể quay trở lạigiữa giai đoạn tế bào cơ tim trưởng thành và chưa trưởng thành hay nguyên thủy,để tiếp tục gia nhập vào chu kỳ tế bào cơ tim tự sinh sôi nảy nở nhanh chóng vàthay thế các tế bào bị thiệt hại. Sau khi thiệt hại được sửa chữa, các tế bàocơ tim tự phục hồi trở lại, và trở thành các tế bào trưởng thành.

MacLellan tin rằng lýdo cơ thể người không thể làm điều này là khá đơn giản: Khi các tế bào cơ tim củangười đang ở trong trạng thái nguyên thủy thì chúng không thích hợp cho việc colại, trong khi đây lại là chức năng quan trọng của tim.

"Chính cách thứcmà cơ thể người phát triển, để duy trì huyết áp và lưu lượng máu, kết quả là cơthể chúng ta đã phải từ bỏ khả năng tự tái tạo cơ tim," MacLellan cho biết."Đây thực sự là một sự đánh đổi để có một trái tim khỏe mạnh với những cơtim hoạt động hiệu quả."

MacLellan cho biết rằngbằng cách tạm thời dở bỏ các protein ngăn chặn cơ chế chu kỳ tế bào, nhằm giúpcho các tế bào cơ tim của người trưởng thành gia nhập lại chu kỳ tế bào và quaytrở lại đến trạng thái mà chúng có thể tự sinh sôi nảy nở nhanh chóng.

Nhữngphương pháp điều trị sẽ cần phải làm đảo ngược các tác động của các proteinthao tác, cho đến khi thiệt hại được sửa chữa. Sau đó các tế bào cơ tim sẽ đượctrưởng thành một lần nữa và hỗ trợ trong việc co cơ tim với cơ tim khỏe mạnh mớiđược tái sinh.

Hiện nay, MacLellanđang tìm cách sử dụng các hạt nano để đưa các RNA can thiệp vào sâu bên trongtrái tim nhằm loại bỏ các protein thao tác giữ cho các tế bào cơ tim trưởngthành.

Khi một cơn đau tim xảyra, một phần của cơ quan bị ngắt oxy, làm cho một số các tế bào cơ tim bị ch*tvà kết quả là mô sẹo.

Thật dễ dàng để xác định vị trí các khu vực bị hư hỏng củatim, và nếu có một cách thức nào đó có thể được phát triển để tái lập trình lạicác tế bào cơ tim của bệnh nhân, hệ thống các protein thao tác (giữ cho các tếbào cơ tim trưởng thành) có thể được tiêm vào vùng bị tổn thương, tác động trởlại các tế bào cơ tim đang ở trạng thái nguyên thủy và thay thế các tế bào cơtim ch*t bằng tế bào cơ tim mới khỏe mạnh, MacLellan cho biết.

"Chúng ta đã nói vềkhả năng tái tạo của các sinh vật cấp thấp trong một thời gian dài và lý do tạisao điều này không xảy ra ở người," MacLellan nói. "Đây là nghiên cứuđầu tiên cung cấp một lý do và cơ chế để giải đáp thắc mắc trên."

Tôi đã nghe nói nhiều vềviệc sử dụng tế bào gốc phôi người hoặc tái lập trình tế bào gốc đa năng cảm ứngđể tạo lại trái tim. Tuy nhiên, chưa có ai biết rõ cần tái sinh bao nhiêu và nhữnglợi ích thật sự nhận được.

"Từ quan điểm củatôi, đây là một cơ chế có khả năng tái tạo các tế bào cơ tim mà không cần phảithu hoạch hoặc mở rộng các tế bào gốc," MacLellan cho biết. "Mỗi ngườisẽ sử dụng nguồn tế bào cơ tim của chính mình trong quá trình tự tái sinh tếbào cơ tim mới khỏe mạnh."

Nghiên cứu này được thựchiện trong 5 năm và nhận được tài trợ từ Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ.

AloBacsi.vnTheo Hồ Duy Bình - Khoa học/Innovations

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tai-sao-con-nguoi-khong-the-tai-tao-trai-tim-nhu-loai-sa-giong-n14089.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY