Khoa học hôm nay

Tại sao đeo khẩu trang khi tập thể thao lại vô cùng nguy hiểm?

Khi lượng oxy hít vào thấp và lượng carbon dioxide cao do đeo khẩu trang, cơ thể con người sẽ có các phản ứng S*nh l* nguy hiểm.

Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng đến các sự kiện thể thao ngay từ hồi tháng 1 khi liên đoàn bóng đá trung quốc tuyên bố trì hoãn các giải đấu trong nước. hai tháng sau, thế vận hội olympic tokyo cũng bị hoãn lại cho đến mùa hè năm 2021. sau đó, một loạt các giải đấu thể thao cũng bị tạm dựng.

Trong bối cảnh chung này, các hướng dẫn viên thể thao đang tìm mọi cách để cho phép các vận động viên, cả nghiệp dư và chuyên nghiệp quay trở lại luyện tập và thi đấu. tuy nhiên, một trong những thách thức mà họ phải vượt qua là vấn đề hơi thở.

Khi chơi thể thao, hơi thở nhanh và nặng nề hơn khi nghỉ ngơi. điều này làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh đường hô hấp. do đó, các giải bóng đá hàng đầu như premier league đang xem xét việc đưa khẩu trang vào sân.

Tuy nhiên, khẩu trang làm cho người sử dụng khó hít vào lượng không khí cần thiết để thực hiện các hoạt động thể chất ở mức cao nhất. ở các bài tập thể dục cường độ thấp đến trung bình, mọi người sẽ cảm thấy hơi khó thở hơn bình thường khi đeo khẩu trang, nhưng vẫn có thể đi lại thoải mái. nhưng thách thức dường như sẽ tới nhiều hơn khi tập các bài thể dục nặng (như bóng bầu dục hoặc bóng đá), khi lượng không khí hít thở đòi hỏi lên tới 40 tới 100 lít mỗi phút.

Khi cơ thể đang tập các bài thể dục nặng, cơ bắp sản xuất ra axit lactic, gây ra cảm giác nóng rát. Sau đó nó được chuyển đổi thành carbon dioxide và thở ra ngoài không khí. Nhưng điều gì xảy ra nếu carbon dioxide bị giữ lại bởi khẩu trang?

Khi bạn chuyển từ tập thể dục ở mức độ vừa phải sang các bài tập nặng, bạn có thể hít lại carbon dioxide và điều này có thể làm giảm chức năng nhận thức và tăng nhịp thở. nó giống như việc có ít oxy hơn trong không khí, giống như đang đứng tập ở nơi có độ cao cao hơn rất nhiều.

Mới đây, hai học sinh ở trung quốc đã Tu vong trong khi tham gia kỳ thi giáo dục thể chất mà bắt buộc phải đeo khẩu trang. việc khám nghiệm tử thi chưa được thực hiện, vì vậy không thể biết liệu khẩu trang có đóng vai trò gì trong cái ch*t của các cậu bé hay không. nhưng nó đặt ra câu hỏi: liệu có an toàn khi tập thể dục với khẩu trang trong mùa dịch covid-19 hay không?

Lindsay bottoms, một nhà nghiên cứu về thể dục và S*nh l* sức khỏe tại đại học hertfordshire, đã tự mình tiến hành thử nghiệm. cô chạy trong 3 phút với tốc độ 10 km/h trên máy chạy bộ, đồng thời đeo đầy đủ các trang thiết bị của bộ môn đấu kiếm nhằm so sánh sự khác biệt giữa việc đeo khẩu trang bên dưới mặt nạ đấu kiếm và không đeo khẩu trang. cô đã sử dụng máy phân tích không khí cầm tay để đo nồng độ không khí hít vào.

Lindsay Bortons

Tại sao lại là bộ môn đấu kiểm? từ năm 1896, đấu kiếm đã trở thành một môn thi đấu olympic. điểm độc đáo của môn thể thao này là các vận động viên đeo mặt nạ dành riêng cho đấu kiếm trong các cuộc thi.

Nồng độ oxy trong khí quyển ở mực nước biển là khoảng 21%. khi chạy trên máy chạy bộ trong khi chỉ đeo mũ dành riêng cho đấu kiếm, nồng độ oxy xấp xỉ 19,5%, tương đương với việc luyện tập ở độ cao 600 mét. tuy nhiên, khi khẩu trang được đưa vào một lần nữa trong mũ che đầu, hàm lượng oxy giảm xuống 17%, tương đương với việc luyện tập ở độ cao 1.500 mét. nếu thời gian tập dài hơn hoặc tập với cường độ cao hơn, nồng độ oxy sẽ giảm nhiều hơn nữa. điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phản ứng S*nh l* đối của cơ thể, dẫn đến các triệu chứng chóng mặt hoặc đau đầu và "say độ cao".

Lượng carbon dioxide trong khí quyển gần như không đáng kể. khi chỉ đeo mũ đấu kiếm, hàm lượng này vẫn dưới 1%. sau khi đeo khẩu trang, hàm lượng carbon dioxide đã tăng lên 3%. cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe ở anh - đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và thực thi an toàn lao động tại nơi làm việc - khuyến nghị người lao động không nên làm việc quá 15 phút trong môi trường có 1,5% nồng độ carbon dioxide.

Không nên đeo khẩu trang khi thực hiện các bài tập luyện nặng.

Các thử nghiệm của lindsay cho thấy trước khi đưa ra khuyến nghị đeo khẩu trang để bảo vệ vận động viên, cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để khám phá tác động của nồng độ carbon dioxide cao và nồng độ oxy thấp đối với cơ thể con người. đeo khẩu trang trong các môn thể thao cường độ cao khác có thể cũng gây ra các vấn đề tương tự.

Còn với người bình thường, khi các phòng tập gym và câu lạc bộ thể thao có kế hoạch mở cửa trở lại, các biện pháp phòng chống dịch bệnh là cần thiết, chẳng hạn như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và duy trì khoảng cách xã hội. tuy nhiên, không nên đeo khẩu trang khi thực hiện các bài tập mạnh.

Tham khảo theconversation

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/tai-sao-deo-khau-trang-khi-tap-the-thao-lai-vo-cung-nguy-hiem-20200618170602265.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hầu hết người cao tuổi đều có nhu cầu vận động TDTT và tại các thành phố lớn chúng ta có thể thấy việc này trở thành một phong trào tương đối rộng từ gia đình cho tới cộng đồng.
  • Cơ thể bạn cũng giống như bao sinh thể khác, cùng hòa nhịp đập với mùa xuân, cùng tràn căng nhựa, các huyết quản cũng mở căng đón xuân rộn ràng.
  • Thời gian bạn dành cho công việc tại cơ quan còn nhiều hơn ở nhà. Và đó là lý do tại sao bạn phải đấu tranh để giữ gìn vóc dáng thanh mảnh.
  • Làm việc không nghỉ nhiều giờ tại bàn làm việc có thể khiến bạn thấy mệt mỏi và không còn đủ sức để làm bất cứ điều gì nữa khi về nhà.
  • Công việc dày đặc và không lúc nào rời được khỏi máy tính, đó là một trong những lý do khiến nhân viên văn phòng dễ bị béo phì.
  • Ăn uống điều độ, tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên nhưng chiều cao vẫn không chịu chiều lòng người. Do đâu thế nhỉ.
  • Công việc văn phòng khiến bạn gần như gắn với máy tính và chiếc ghế. Song việc ngồi quá lâu một chỗ có thể khiến bạn mệt mỏi và làm giảm hiệu suất của công việc.
  • Các bài tập này có thể giúp tăng lực, tăng phạm vi chuyển động và làm giảm đau bàn tay, ngón tay.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY