Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tại sao trẻ em không thuộc nhóm ưu tiên tiêm vaccine Covid-19?

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ mắc Covid-19 thông thường triệu chứng và nguy cơ nặng thấp hơn so với người lớn, nên khi nguồn cung vaccine thiếu ưu tiên tiêm cho người cao tuổi, người có bệnh nền.

Bộ y tế ngày 14/10 cho phép tiêm vaccine covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, theo lộ trình từ lớn đến nhỏ, ưu tiên lứa 16-17 tuổi trước và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. tp hcm dự kiến tiêm khoảng 780.000 học sinh từ lớp 6 đến 12, từ ngày 22/10.

Giải thích lý do trẻ em chậm được tiêm vaccine hơn các nhóm khác, bác sĩ trần nam trung (tiến sĩ ngành dịch tễ học tại đại học tổng hợp california, los angeles, mỹ), nói "thật ra lứa tuổi nào cũng có thể mắc covid". nguy cơ mắc covid của trẻ em cũng cao như người lớn, nhất là ở trường học, tập trung đông, ý thức vệ sinh, giãn cách kém. nhưng, khác với người lớn, hầu hết trẻ mắc covid-19 không có triệu chứng hoặc chỉ bị rất nhẹ, nguy cơ trở nặng là rất thấp và chủ yếu xảy ra trên trẻ có bệnh nền. theo ông, tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ nhỏ này, tránh lây từ trẻ em sang nhóm khác, từ đó giảm khả năng tạo biến chủng mới.

"Trẻ em, thiếu niên dưới 18 tuổi không có bệnh nền được xem là nhóm ưu tiên thấp nhất", bác sĩ Trung nhấn mạnh. Nhóm nguy cơ cao là người cao tuổi và bệnh nền. "Càng ít tuổi thì nguy cơ bệnh nặng hoặc T* vong càng thấp, điều này vẫn đúng với chủng Delta dù nó có độc lực cao hơn các chủng trước", theo bác sĩ Trung.

Phó giáo sư nguyễn việt hùng (phó chủ tịch hội kiểm soát nhiễm khuẩn hà nội), cho rằng vaccine ở việt nam thời điểm này như "ăn đong", do đó tiêm theo thứ tự nhóm ưu tiên giảm dần. "trước tiên là tập trung cho nhóm trên 50 tuổi, sau đó là cho trên 18 tuổi. khi nào bao phủ hết hai nhóm trên trong cả nước thì mới tính đến trẻ em", phó giáo sư hùng nói. đây là lý do bộ y tế hướng dẫn ưu tiên tiêm trẻ 16-17 tuổi trước và hạ dần độ tuổi theo nguồn cung ứng vaccine.

Theo ông Hùng, có nhiều lý do trẻ em được tiêm sau cùng. Đầu tiên, trẻ ít mắc Covid-19 hơn, và nếu mắc cũng ít bị bệnh nặng hơn. Tỷ lệ T* vong rất thấp. Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong số các ca Covid-19 ghi nhận tại Việt Nam, tỷ lệ mắc của nhóm 0-2 tuổi là 2,5%; 3-12 tuổi là 8,9%; 13-17 là 5,7%. Tỷ lệ T* vong ở nhóm 0-2 tuổi là 0,19%; 3-12 tuổi là 0,06%; từ 13-17 tuổi là 0,09%.

Lý do thứ hai, ông Hùng cho rằng khi mở lại trường học, trẻ em thường chỉ ở nhà hoặc tới trường, ít đi lại phức tạp như người lớn. Vì vậy khi xảy ra dịch có thể truy vết dịch nhanh hơn.

Chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ em hiện chủ yếu tiến hành ở những nước nhiều vaccine, khi các nhóm tuổi khác đã được tiêm đủ thì có thể cân nhắc tiêm cho trẻ. trung quốc đã tiêm vaccine covid-19 đầy đủ cho 91% học sinh ở nhóm tuổi 12-17. ấn độ đã cấp phép khẩn cấp vaccine của hãng dược zydus cadila cho người từ 12 tuổi trở lên. canada là một trong những nước đầu tiên cho phép trẻ em từ 12 tuổi trở lên tiếp cận với vaccine pfizer. nhiều quốc gia khác đã chấp thuận và triển khai tiêm vaccine pfizer phòng covid-19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, chẳng hạn pháp, israel, uae, singapore hay hà lan.

Một bé gái 12 tuổi được tiêm vaccine tại bucharest, romania, ngày 2/6. ảnh: ap

Tính đến tối 16/10, bộ y tế đã tiêm chủng 61,9 triệu liều cho người trên 18 tuổi. bộ tiếp tục mua, nhập khẩu và tiếp nhận các loại vaccine công nghệ sản xuất khác nhau (vaccine mrna, vaccine bất hoạt...).

Tại việt nam, bộ y tế không nói rõ loại vaccine nào được phép tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi. bộ y tế yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện cho trẻ 12-17 tuổi. ngành y tế sẽ tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học (đối với địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường). cha mẹ, người giám hộ cần ký vào phiếu đồng ý tiêm chủng.

An Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tai-sao-tre-em-khong-thuoc-nhom-uu-tien-tiem-vaccine-covid-19-4372331.html)

Tin cùng nội dung

  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY