Ảnh minh họa |
Chị Thủy mê “món” này đến mức, giờ đây khi đã về Hà Nội, nhưng mỗi tháng chị phải đi tắm thuốc lá của người Dao 1 lần để đẹp da và chăm sóc sức khỏe.
Chị Thủy kể, theo người Dao thì chỉ vài thang thuốc lá cây được đun để tắm và uống, người ta có thể biến những người có nước da sạm, sần sùi mụn nhọt trở nên trắng trẻo, trẻ ra vài tuổi.
Có câu chuyện kể rằng, một cô gái chừng mười tám đôi mươi, mặt nhiều mụn như mặt cóc, không ai dám tới gần. Một hôm người ta mách cô đến tìm một bà lão người Dao đỏ. Cô gái đó đa lặn lội lên tận Lào Cao vào bản làng tìm bà lão và được bà cho lá cây về tắm và đun nước rửa mặt hàng ngày, rửa mặt càng nhiều lần càng tốt.
Cô về nhà và làm đúng theo lời bà, một tuần sau thì những nốt mụn trên mặt biến mất, một tuần sau thì những dấu vết mụn cũng mờ đi trông thấy, và cô tiếp tục sử dụng đề đặn trong khoảng 2 tháng thì mặc cô đã hoàn toàn không thấy dấu về của mụn nữa, mặt trắng ra hồng hào trông thấy… Câu chuyện của chị Thủy đã khiến tôi vô cùng tò mò muốn khám phá thử phương pháp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp này.
Nào cùng đi tắm thuốc lá của người Dao!
Ảnh minh họa |
Sống trong thời đại thế giới phẳng, cuối tuần vừa rồi tôi đã thỏa ước nguyện khi cùng một người bạn trãi nghiệm phương pháp tắm Dao ngay trong lòng Hà Nội mà không cần lặn lội lên tận miền sơn cước.
Tại một trung tâm tắm thuốc, massage có uy tín trên đường Đỗ Đức Dục, Hà Nội với nụ cười chào ấm áp của cô bé nhân viên trẻ đẹp. Không phải chờ lâu, chúng tôi được một cô nhân viên trẻ trung khác mang một chồng khăn tắm đưa cho chúng tôi với những lời hướng dẫn tận tình.
Chúng tôi nhanh chóng được đưa vào một phòng kín chừng 10m2, phòng khá sạch đẹp màu trắng, bên trong là các vòi nước chảy vào bồn tắm được làm từ gỗ, ngoài ra còn có bồn tắm hiện đại tùy theo sở thích của khách.
Qua cô bé phục vụ, tôi được biết một nồi nước thuốc đúng chuẩn sẽ gồm rất nhiều loại dược liệu như: ba chạc, châu thụ, dây song hào, gừng gió, hy thiêm, kim ngân, kinh giới đất, lốt rừng, rau khúc dại, tía tô dại, hồi núi, húng cay Sapa, trầu không rừng, trọng đũa, quế rừng, cây bã thuốc, cây bọ chó… Các được liệu này được phơi, sấy khô, chặt nhỏ vào cho vào nồi đun sôi.
Mỗi bài thuốc được đun khoảng từ 3-4 giờ đồng hồ bằng củi. Tuỳ lượng nước tắm mà bốc thuốc nhiều hay ít. Thuốc được đun liên tục trong vòng từ 3-4 tiếng, cho thứ nước cốt màu nâu đỏ có mùi thơm ngào ngạt. Nước cốt này được pha với nước ấm theo tỷ lệ 2-98% thành nước tắm. Nước tắm phải giữ ở nhiệt độ 30-370C thì mới phát huy tác dụng.
Trong phòng tắm nhỏ khép kín, làn hơi nước bốc lên mù mịt, đưa hương thơm ngát từ mùi thơm của thuốc quyện với mùi thơm của gỗ. Nước tắm có màu huyết dụ, sóng sánh như rượu vang đỏ. Bước chân vào bồn gỗ ngập nước thuốc, tôi nhanh chóng đắm mình vào làn nước ấm áp trong khi khứu giác lại tràn ngập mùi hương cây cỏ.
Đối với một số người lần đầu tắm Dao, mùi thảo dược tỏa ra từ nước thuốc mới đầu có thể khiến họ cảm thấy ngột ngạt. Ban đầu không có cảm gì nhiều, nhưng chỉ 5 phút sau, lông chân bắt đầu dựng đứng lên, người nóng rực một cảm giác tê tê say say chạy dọc khắp cơ thể như có con gì bò trong người. Và cảm giác dễ chịu sẽ nhanh chóng thay thế sau đó giúp bạn đánh tan sự mệt mỏi. Chỉ cần ngồi trong đó khoảng 20 phút, khi bước ra khỏi cái bồn gỗ ấy cả người tôi cứ nhẹ lâng lâng, cảm giác rất sảng khoái.
Đi tìm nguồn gốc của tắm thuốc lá của người Dao
Được biết hiện có nhiều phiên bản bài thuốc tắm lá tùy thuộc vào vị trí địa lý sinh sống của người Dao. Những bài thuốc tắm lá ở Hà Nội hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ người Dao ở Sapa, Lào Cai. Số cây thuốc trong một bài thuốc tắm thường rất lớn, dao động từ 10-120 loài, thuộc nhiều họ thực vật và dạng sống khác nhau.
Lương y đa khoa Lê Xuân Hải (Nhà thuốc Đông y gia truyền Duy Hưng, phố Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội |
Lương y đa khoa Lê Xuân Hải (Nhà thuốc Đông y gia truyền Duy Hưng, phố Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Tắm lá thuốc của người Dao là một bài thuốc khá hay có tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ. Nếu đảm bảo được vệ sinh, những người không có các biểu hiện say thuốc, không bị kích ứng về da có thể tắm thường xuyên.
Thông qua quá trình thẩm thấu qua da, sự lưu chuyển khí khi hít thở… dịch chiết, tinh dầu của dược liệu sẽ giúp người tắm giãn mạch toàn thân, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, cải thiện công năng hấp thu của da giúp da loại trừ các độc tố làm cho các lỗ chân lông săn chắc lại, không cho phong tà lọt vào trong làm cho khí huyết được lưu thông một cách dễ dàng, hệ thống mao mạch giãn nở, da dẻ trở nên sáng đẹp, mịn màng.
Nếu trong quá trình tắm có kết hợp massage thì càng tuyệt diệu. Dịch chiết dược liệu sẽ tác động nhanh và sâu hơn vào các huyệt vị giúp cho cơ thể bạn điều chỉnh cân bằng âm dương, phục hồi công năng các tạng phủ và làm lưu thông huyết mạch giúp thần khí tươi nhuận, thắm sắc.
Bên cạnh tác dụng làm đẹp, phương pháp tắm lá thuốc còn giúp bạn cải thiện sức khỏe khi giúp bạn giãn cơ và giảm đau. Áp lực của nước ấm có tác dụng xoa bóp cơ thể, thúc đẩy quá trình hồi lưu của máu và dịch bạch huyết làm giảm sưng nề, giúp cơ thể thải độc, tránh được một số bệnh như đau xương khớp, cao huyết áp, phong thấp… Bạn có thể áp dụng phương pháp này 2 lần/tháng với thời gian tắm mỗi lần từ 15-20 phút là được.
Lưu ý khi tắm thuốc lá của người Dao Những người có biểu hiện sau không nên tắm: - Người có biểu hiện say thuốc. - Với người huyết áp cao phải tắm nơi kín gió, không được xông hơi. - Phụ nữ trong quá trình thai nghén không ngâm mình quá lâu trong nước tắm. - Không tắm khi uống rượu bia. |
Linh Trần
Bài viết có sự tư vấn của Lương y đa khoa Lê Xuân Hải,
Nhà thuốc Đông y gia truyền Duy Hưng, phố Đỗ Quang, Hà Nội
Chủ đề liên quan: