Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào

Sinh con là hành trình thiêng liêng, là thiên chức tuyệt vời của phụ nữ. Nói ra điều ấy thật dễ, nhưng đằng sau đó là biết bao dũng cảm và hy sinh của những người mẹ. Có tận mắt chứng kiến cảnh sản phụ vượt cạn để đón con chào đời mới thấm thía sự vĩ đại của Mẹ.

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào - Ảnh 1.

Giờ phút khai hoa nở nhụy, công nghệ y khoa hiện đại cũng không lường trước được những biến cố có thể xảy đến với người mẹ và thai nhi trong giây phút lâm bồn. chính vì thế, trong hành trình mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày của sản phụ còn là những lo âu, hồi hộp của người mẹ cùng gia đình.

Khi đứng trước ngưỡng cửa trở thành một người mẹ, Lê Thị Phương Thảo (Hà Nội) vẫn còn vẻ nhí nhảnh, trẻ trung so với tuổi 23. Thảo vẫn hồn nhiên cười nói rồi tranh thủ ngủ một giấc để lấy sức chuẩn bị sinh.

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào - Ảnh 2.

Hai bà mẹ của cô thì ngổn ngang những âu lo. Ngồi bên mép giường trông con dâu ngủ trong phòng chờ sinh, mẹ chồng Thảo nói khẽ: “May quá con bé ngủ được một tí, lát còn có sức mà rặn. Xưa tôi đẻ 3 đứa đều đau vã mồ hôi, ôm bụng bò lăn ra đất chứ không ngủ yên lành được như này đâu”.

Khi Thảo vào phòng sinh nằm chờ, bà lại càng hồi hộp hơn, thỉnh thoảng lại nhón chân, ngó trộm vào phía trong. Còn bà ngoại em bé, hết lôi quần áo, yếm tã em bé đã tự tay giặt giũ, phơi phóng thơm tho ra vuốt ve, hít hà lại đi tới đi lui ở hành lang.

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào - Ảnh 3.

Họ, giống như những người nhà khác đang ngồi ở hành lang, hồi hộp đợi tiếng oe oe chào đời của em bé, đợi bác sĩ thông báo rằng mọi việc ổn thỏa, sản phụ bình an thì mới “dám” thở mạnh. không khí như bị kéo căng, ở hành lang hay trong phòng đẻ, ai nấy đều phập phồng chờ giây phút quan trọng diễn ra...

Bên trong cánh cửa, khi những cơn gò tăng dần, báo hiệu cuộc chuyển dạ sắp đến hồi căng thẳng, Thảo có chút lo lắng. Cô nhìn ê-kíp đỡ đẻ rồi lại liếc màn hình monitor, cố điều hòa hơi thở.

Mà chẳng cứ các mẹ sinh lần đầu, ngay cả người đầy kinh nghiệm sinh nở như sản phụ nguyễn thị hồng tươi (hưng yên) cũng đầy âu lo. tươi có tiền sử sinh khó. bé đầu, mẹ chưa biết rặn, đang đẻ giữa chừng thì hết hơi nên bác sĩ phải dùng forceps hỗ trợ sinh em bé ra. đến nhóc thứ hai, cô bị đau dữ dội suốt vài tiếng mới đón được con.

Lần sinh này, Tươi hồi hộp gấp bội, vì suốt thai kỳ bị đau lưng, di chứng của chứng thoát vị đĩa đệm cô mắc sau khi sinh bé thứ hai chưa lâu. Được mẹ dìu vào phòng đẻ, Tươi vừa đau vừa run, tái hết mặt mũi. Rồi cô tự trấn an mình, rằng nhanh thôi, một lát nữa khi con lọt lòng bình an, mọi đau đớn sau cơn vượt cạn sẽ tan biến.

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào - Ảnh 6.

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào - Ảnh 7.

Phòng đẻ có lẽ là một trong phòng chứa đựng nhiều cảm xúc nhất trên đời: Những cơn đau thật khó tả, những cái răng cắn chặt vào môi để kìm giữ tiếng thét, những giọt nước mắt, và máu… Đó là nơi mà người phụ nữ thấm thía hơn ai hết câu ca dao người xưa truyền lại: “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn đơn côi một mình”.

Tươi vã hết mồ hôi, nửa đứng nửa bò trên giường đẻ khi cổ tử cung bắt đầu mở rộng hơn. Những cái thúc mạnh của em bé làm cô co quắp, hai tay bấu chặt vào nhau. Cô bắt đầu rên khe khẽ, nước mắt bất chợt lăn dài nóng hổi trên má. Tươi khóc gọi mẹ.

Cô bò lên giường đẻ, vừa rặn theo chỉ dẫn của bác sĩ vừa thở gấp, thét lên một tiếng chói tai cùng lúc tầng sinh môn bị cắt, đầu và vai em bé lọt ra ngoài. Ngay cả khi “cô nàng 3,9kg” của Tươi được đặt lên ngực mẹ và ê-kíp đỡ đẻ xử lý những khâu cuối của cuộc sinh, sau 2 mũi tiêm giảm đau, Tươi vẫn cảm giác đau, cắn chặt môi theo từng thao tác của nhân viên y tế.

Nằm chờ sinh ngay cạnh cô, chứng kiến toàn bộ ca sinh của tươi, sản phụ tròn 18 tuổi trước đó còn tươi tắn nói cười, nằm chơi điện thoại vì “em có thấy đau mấy đâu” bỗng… sợ lây.

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào - Ảnh 9.

So với việc sinh thường, sinh mổ có vẻ “nhàn” hơn. nhìn cái cách sản phụ nguyễn thị thanh hà tươi tắn chào mẹ và chồng để đi xuống phòng mổ dễ khiến người ta tin vào điều đó thật. nhưng nếu được tận mắt thấy cách các bác sĩ đưa dao cắt từng lớp da thịt ở bụng rồi đến các lớp mô, chạm tới tử cung và túi ối, bỏ sẹo mổ cũ, thấm máu đầy băng gạc khử trùng rồi đón em bé ra, đỡ lấy nội tạng chực xổ ra ngoài… mới xót xa cho những mẹ sinh mổ.

Một màn chắn được dựng lên ở dưới ngực để sản phụ không nhìn thấy các thao tác của bác sĩ. hà có lẽ không thực sự đau lúc đó, nhưng cô nghe rõ từng tiếng lanh canh của dụng cụ, từng y lệnh của ê-kíp. và ngay khi hà cảm giác “nhẹ bẫng” vùng bụng, tiếng khóc của em bé vang lên, hà khóc.

Nước mắt Hà lăn dài khi thấy em bé đỏ au, toàn thân còn được phủ lớp sáp trắng được đặt lên ngực mình đang gào to như muốn bảo: “Ơ kìa ở trong bụng đang vui, ai lôi con ra ngoài này thế, bắt đền đi!”.

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào - Ảnh 12.

Những ai lần đầu mang thai thường nghĩ rằng sinh nở xong xem như đã trút được gánh nặng ngàn cân. Thực tế hoàn toàn ngược lại, “hành trình” thực sự chỉ vừa mới bắt đầu khi em bé chào đời.

Và hành trình ấy bắt đầu với những cơn đau. Mẹ sinh thường thì đau vết khâu tầng sinh môn. Với các mẹ sinh mổ, cái đau hậu phẫu còn kinh khủng hơn sau khi Thu*c tê tan hết. Và những cơn co hồi tử cung quặn lên từng chặp, gò lên trong dạ như thể còn một em bé nữa đang “quậy phá” bên trong.

Đó cũng là lúc mà những người mẹ nhạy cảm hơn bao giờ hết. cùng với niềm hạnh phúc đón con chào đời an lành, những người mẹ cũng đa sầu đa cảm hơn. có người vu vơ buồn, hụt hẫng, tủi thân, vừa đau vừa hờn dỗi cả thế giới như thảo.

Trước khi lâm bồn lí lắc, tươi tỉnh là thế, mà lúc được bế về giường, cô bỗng trầm tư hơn, khẽ dựa đầu vào vai chồng nũng nịu. Mẹ vội vàng mua cho bát cháo đút cho ăn, Thảo trầm tư ngắm bà, mắt rơm rớm lệ. Từ lúc ấy, cô bất giác hiểu mẹ đã trải qua những gì để tặng cho mình sự sống.

Cũng có những người như Thanh Hà, rưng rưng vì sự chăm chút hết mực của chồng. Suốt thời gian cô bầu bí, anh hết mực dịu dàng, nâng giấc cô. Những tháng cuối thai kỳ, chồng Hà “xí” luôn việc đưa đón bé lớn đi lớp, đưa vợ đi làm cho yên tâm.

Em bé chào đời an toàn, anh bế công chúa nhỏ của mình một chút rồi vội về phòng hồi sức chăm vợ, cho vợ xem đoạn video ngắn bác sĩ quay giúp lúc con được da tiếp da với mẹ, vừa lau mồ hôi cho vợ vừa rúc rích cười.

Mẹ Hà đứng gần đó, một tay nắm tay con gái, một tay len lén gạt đi dòng lệ chảy trên khóe mắt. “Bố nó mất sớm, hồi tôi mới chửa em nó được mấy tháng. Ngần ấy năm tôi ở vậy nuôi con, buồn nhất là cái lần đi sinh em nó, nhìn con mà thấy nhớ chồng quay quắt, tủi thân kinh khủng. May mà tôi được hai chàng rể tốt, yêu thương vợ lắm”...

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào - Ảnh 15.

Những cuộc sinh của hà, thảo, tươi có nhiều kỷ niệm và cảm xúc, nhưng nhìn chung vẫn là những cuộc sinh suôn sẻ, bé khỏe mẹ bình an. nhưng cũng có những cuộc sinh khiến cả sản phụ lẫn đội ngũ y tế phải thót tim.

Theo số liệu của unicef, ước tính có 2,8 triệu bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh Tu vong mỗi năm vì tai biến sản khoa. tai biến sản khoa có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, có thể đặc biệt nguy hiểm vì không thể tiên lượng trước được và nguy cơ đe dọa tính mạng của cả sản phụ lẫn thai nhi. ngay cả những người mẹ khỏe mạnh cũng có thể đối diện với tai biến sản khoa.

Với những sản phụ có sẵn bệnh lý nền, hoặc đã từng sinh mổ, sinh dày, sinh mổ nhiều lần, các bác sĩ phải cẩn trọng gấp bội. một nữ bác sĩ sản khoa tâm sự, chẳng phải vô cớ mà khi xưa các cụ có câu: “người chửa cửa mả”. trong nhiều năm theo nghề, chị đã từng phải khóc vì chứng kiến sản phụ sinh khó, băng huyết, đờ tử cung…

Có bệnh nhân bị vỡ tử cung do thai đậu vào vết mổ cũ, phải cắt bỏ tử cung. cũng có sản phụ mổ đẻ đến lần thứ 3, chị thuyết phục triệt sản luôn cho an toàn; nhưng vợ ngần ngừ không dám quyết, di di chân, nhìn xuống đất bối rối, chồng thì khăng khăng “chúng em muốn để ngỏ cơ hội có thêm con”... khiến bác sĩ vừa bực mình vừa xót xa.

Không muốn bị nhỡ thêm, sản phụ nguyễn thị thảo (26 tuổi, hà nội) quyết định sẽ triệt sản cùng lúc với sinh mổ lần 3. thực ra, hồi sinh mổ em bé thứ 2, thảo đã chủ động xin triệt sản luôn. nhưng khi đó, sản phụ còn trẻ, bác sĩ chọn cách hướng dẫn cô Tr*nh th*i an toàn và “phòng hờ” thảo thay đổi ý định trong tương lai.

2 năm sau, cô gặp lại nữ bác sĩ đó và thêm một em bé nữa trong bụng. Thảo “thú nhận”, ngày biết tin có bầu lần 3, cô lo lắng vô cùng khi nghĩ đến những hiểm nguy chờ chực.

Nhưng trót “nghiện” con, cô quyết tâm đánh cược với số phận để đón em bé thứ ba. “Em sợ, nhưng không hối hận với quyết định này. May quá, mẹ đánh liều một phen để có “phần thưởng” là cô công chúa nhỏ, đủ nếp đủ tẻ rồi!” - Thảo tâm sự sau khi ca mổ thành công.

Nhưng cũng có những biến chứng không có một lời cảnh báo nào, như chuyện chị t. (tp. hồ chí minh) và em bé “ham chơi” đòi ra với thế giới ở tuần thai 29 của mình. con đến với chị t. khi chị đã cứng tuổi, từng sinh thường một cậu con trai 17 tuổi và con gái 15 tuổi đủ tháng.

Khi em bé được 22 - 23 tuần, bác sĩ cảnh báo hiện tượng em bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Ngày mổ bắt con, chị chỉ định đi khám thôi chứ không nghĩ là mình bị động thai, không thể giữ con trong bụng lâu hơn. Trước khi mổ, bác sĩ gọi chị vào phòng làm tư tưởng, nói là xác suất mất bé rất cao, cứu được mẹ là tốt rồi. Chị T. vào phòng mổ mà nước mắt giàn giụa, trong đầu chỉ nghĩ đến việc sẽ tổ chức hậu sự cho con ra sao.

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào - Ảnh 19.

Em bé sinh ra 850gram, nhỏ xíu như con chuột vậy. Nhưng mổ ra bác sĩ nói sức sống con mãnh liệt lắm. Chị khóc hết một dòng sông luôn vậy. Từ đó đến giờ gần 3 tuần rồi đó, mà chị chưa có được thấy mặt, chưa có được chạm vô con nữa. Ngày ngày chị vắt sữa gửi vô cho bé ăn, mà ăn ít lắm kìa, một cữ có 2cc à.

Bữa trước bác sĩ cũng thử thoát ống thở, nhưng con yếu lắm, chưa có tự thở được. Giờ chị cũng không biết tính gì giờ, biết tính gì được, chỉ cầu cho con mạnh giỏi, uống sữa được nhiều để tăng ký, mau về với mẹ thôi à. Bé còn nhỏ vậy mà sống được là kỳ tích rồi, chắc bé sẽ ở lại với chị lâu lâu ha…”.

Vậy đó, sinh con là thiên chức thiêng liêng của người mẹ, là hành trình kiến tạo sự sống. nhưng cái giá phải trả của nó, ấy là sự hy sinh đến tận cùng của người phụ nữ, từ dấu vết không bao giờ lành lại trên cơ thể - những vết rạn chằng chịt, những vết sẹo mổ cho đến những trải nghiệm đẩy cảm xúc đến tận cùng như thế. cơn đau rồi sẽ qua, những vết rạn, sẹo mổ rồi sẽ mờ nhưng không biến mất mà còn hằn in trên cơ thể, trong tâm trí của mẹ như những “dấu chứng” cho sự dũng cảm, sự hy sinh vô bờ bến của mẹ trong hành trình đưa con đến với thế giới này.

Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ, lần đầu hay lần thứ mấy, suôn sẻ hay vấp váp, đó cũng là một hành trình tuyệt đẹp dệt bằng máu, nước mắt và ngổn ngang cảm xúc. xin dành sự ngưỡng mộ đặc biệt cho hy sinh cao cả và sứ mệnh thiêng liêng mà mọi bà mẹ phải đối mặt. hãy nhớ công lao ấy, để yêu thương, dịu dàng hơn với mẹ mình, vợ mình, và tất thảy những người mẹ trên thế giới này nhé!

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào - Ảnh 22.

Tận mắt thấy cảnh sản phụ vượt qua “cánh cửa sinh tử” để đón con đến với thế giới mới hiểu làm mẹ là phải hy sinh đến nhường nào - Ảnh 21.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tan-mat-thay-canh-san-phu-vuot-qua-canh-cua-sinh-tu-de-don-con-den-voi-the-gioi-moi-hieu-lam-me-la-phai-hy-sinh-den-nhuong-nao-2020120816564789.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY