Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Tăng huyết áp làm khổ bà bầu

Huyết áp tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ sức khỏe sản phụ, thai nhi mà còn với trẻ sơ sinh sau này.

Nguy hiểm hơn, có thể gây Tu vong cho cả mẹ lẫn con. Chẩn đoán sớm tình trạng có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ sức khoẻ sản phụ, thai nhi, đồng thời góp phần giảm tỷ lệ Tu vong ở trẻ sơ sinh.

Huyết áp thay đổi khi mang thai

Có ba yếu tố quan trọng chi phối huyết áp là tim, mạch máu và máu. Huyết áp thay đổi theo các hoạt động S*nh l*, ví dụ: gia tăng theo cảm xúc (vui, buồn làm tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, đưa đến huyết áp tăng), theo hoạt động thể lực, ăn no (giảm huyết áp), đo huyết áp lúc nằm hay đứng, đo ở vị trí cách xa tim nhiều hay ít, theo tuổi, theo giới... Huyết áp được gọi là tăng khi ở mức 140/90mmHg trở lên. Khi mang thai, huyết áp có thay đổi, do lượng máu của mẹ tăng về thể tích (tăng khoảng 50%), máu loãng hơn (do tăng lượng chất lỏng nhiều hơn tăng số lượng các tế bào máu), tim đập nhanh hơn, giảm sức cản của hệ thống mạch máu ngoại biên... Các bệnh lý có tăng huyết áp trong thai kỳ thường xuất hiện từ tháng thứ năm trở đi. Nếu không theo dõi huyết áp ngay từ khi bắt đầu mang thai và theo dõi thường xuyên liên tục sau đó, sẽ rất dễ bỏ qua giai đoạn huyết áp bắt đầu nhích dần lên so với mức bình thường. Từ đó, dễ phát hiện muộn các dấu hiệu huyết áp, kéo theo phát hiện bệnh muộn.

Ảnh hưởng trên cả mẹ và con

Có bốn nhóm bệnh liên quan đến trong thai kỳ: cao huyết áp thai kỳ (chỉ có cao huyết áp đơn thuần), tiền sản giật (gồm cao huyết áp, phù và có đạm trong nước tiểu), cao huyết áp mãn tính (cao huyết áp trước khi mang thai), cao huyết áp mãn tính ghép thêm tiền sản giật.

Cao huyết áp thai kỳ và tiền sản giật chỉ xảy ra sau tuần thai thứ 20. Hai bệnh còn lại xảy ra khi dấu hiệu huyết áp xuất hiện trước mang thai hay trước tuần thai thứ 20. Nếu không kiểm soát được huyết áp, có thể dẫn đến các tai biến cho mẹ (giống như tai biến mạch máu của người bệnh cao huyết áp), do mạch máu bị vỡ dưới áp lực quá cao. Với con, do tình trạng máu nuôi kém, có thể có thai nhẹ ký hay suy dinh dưỡng, sợ nhất là tình trạng sanh non hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ. Các bệnh lý huyết áp của thai kỳ, đa số giảm rõ rệt sau khi thai sinh ra. Tăng huyết áp trên thai cũng lấy 140/90mmHg là ngưỡng cần dùng Thu*c.

Tự theo dõi cân nặng và huyết áp

Điều trị trong thai kỳ chủ yếu là Thu*c hạ áp, khi huyết áp trên ngưỡng. Trước đó, cần theo dõi sát các diễn tiến của huyết áp. Trong tiền sản giật, còn dùng Thu*c chống co giật, để hạn chế cơn giật xảy ra. Quan trọng nhất là việc lấy thai ra khi sức khoẻ mẹ quá nghiêm trọng.

Phòng ngừa tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm và thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp trước khi mang thai, tránh mang thai khi còn quá trẻ hay đã quá lớn tuổi, điều trị ổn định các bệnh nội khoa trước khi mang thai. Đây cũng là lý do tại sao mỗi lần khám thai đều có đo huyết áp, xem cân nặng và thử nước tiểu. Ngoài ra, chúng tôi cũng luôn khuyến khích các thai phụ tự theo dõi cân nặng và huyết áp của mình. Cân nặng có thể tự theo dõi qua một cái cân cố định (của gia đình) sẽ chính xác hơn mỗi lần dùng một cái cân khác nhau (khi đi khám thai). Tự theo dõi huyết áp tại nhà cũng là điều hoàn toàn có thể thực hiện, với những máy móc tự động, dễ sử dụng, giá thành không cao. Đây là một thực hành tốt và khả thi, rất nên khuyến khích người dân, đặc biệt các thai phụ.

AloBacsi.vn, Theo ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh, BV Hùng Vương TPHCM - Sài Gòn Tiếp Thị

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tang-huyet-ap-lam-kho-ba-bau-n12759.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Tiền sản giật được định nghĩa là tình trạng huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thai thứ 20 ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY