Thực hành chẩn đoán và điều trị hôm nay

Táo bón: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.

Táo bón là tình trạng đại tiện bất thường, với phân khô và cứng, làm cho bệnh nhân phải gắng sức mỗi lần đại tiện và luôn có cảm giác khó chịu, không thoải mái.

Táo bón không được xác định dựa vào số lần đại tiện nhiều hay ít, mà căn cứ vào cách bài tiết phân của bệnh nhân. Vì thế, cần phân biệt rõ giữa táo bón với những trường hợp có số lần đại tiện ít nhưng phân vẫn bình thường và không phải gắng sức khi đại tiện. Với một số người, việc đi tiêu 2 ngày một lần, hoặc thậm chí 3 ngày một lần có thể vẫn là bình thường, miễn là đảm bảo sự đều đặn và phân không bị khô, cứng.

Nguyên nhân

Do chế độ ăn uống không thích hợp. Trong thành phần thức ăn có một lượng khá lớn chất xơ (fiber) mà cơ thể không hấp thụ được. Tuy nhiên, lượng chất xơ này giữ vai trò rất quan trọng trong việc thải phân ra khỏi cơ thể, vì chúng làm cho phân to và mềm. Chất xơ có nhiều trong các loại thức ăn chứa tinh bột thô, như khoai lang, gạo lức... Các loại rau cải, trái cây... cũng cung cấp nhiều chất xơ. Khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ chất xơ, rất dễ gây ra táo bón.

Do lạm dụng các loại Thu*c nhuận tràng.

Một số bệnh đường ruột có thể gây táo bón. Nguyên nhân là vì hoạt động co bóp của các cơ thành ruột không được bình thường, dẫn đến việc phân nằm lại trong ruột lâu hơn và trở nên đen, cứng, rất khó đưa ra khỏi hậu môn.

Những bệnh nhân bị mất nước nhiều, hoặc các chứng đột quỵ, bệnh Parkinson... cũng có thể bị táo bón. Nguyên nhân là vì các bệnh này làm thay đổi, thường là ngăn trở, hoạt động của các cơ thành ruột.

Một số bệnh khác như hội chứng rối loạn tiêu hóa, tiểu đường, suy thận... cũng gây ra táo bón.

Bệnh Hirschsprung có thể gây táo bón ở trẻ sơ sinh.

Một số Thu*c điều trị có tác dụng phụ gây táo bón.

Đôi khi, táo bón là dấu hiệu cảnh báo của chứng ung thư ruột, thường là kèm theo các triệu chứng khác như: biếng ăn, sụt cân nhanh, có máu trong phân, cơ thể rất mỏi mệt, suy nhược và đau bụng thường xuyên.

Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.

Chứng táo bón thường xuất hiện ở người lớn tuổi rất hiếm khi tìm thấy nguyên nhân rõ ràng.

Chẩn đoán

Chẩn đoán phân biệt giữa táo bón xuất hiện tạm thời do một nguyên nhân cụ thể nào đó với táo bón mạn tính kéo dài rất lâu, thường khó tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Chú ý các triệu chứng kèm theo và lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân gây táo bón.

Không chẩn đoán xác định táo bón khi bệnh nhân than phiền có số lần đại tiện quá ít (chẳng hạn như 3 lần trong một tuần), mà phải xác định việc đại tiện có khó khăn hay không, phân có khô và cứng hay không...

Cần nghĩ đến bệnh Hirschsprung nếu trẻ sơ sinh chậm ra phân su và sau đó thường xuyên táo bón.

Điều trị

Nếu không có dấu hiệu về các vấn đề sức khỏe khác, việc điều trị táo bón chủ yếu là hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp, không cần và không nên dùng đến Thu*c men. Các vấn đề cần lưu ý cụ thể như sau:

Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục mỗi buổi sáng và hạn chế thời gian nằm hoặc ngồi quá lâu trong ngày.

Uống nhiều chất lỏng, với các loại nước uống khác nhau trong ngày, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước cho cơ thể.

Ăn nhiều trái cây, rau cải, các thức ăn có nhiều tinh bột, chất xơ... Hiện có một vài dược phẩm cung cấp chất xơ có thể dùng được như Metamucil hoặc FiberCon. Tuy nhiên, nếu có một chế độ ăn uống tốt thì không cần đến các loại Thu*c này.

Tập thói quen đại tiện đều đặn, vào một thời điểm nhất định nào đó trong ngày, tốt nhất là buổi sáng. Thói quen này hoàn toàn có thể tạo ra được với sự kiên trì lặp lại nhiều lần.

Dành thời gian thoải mái cho mỗi lần đại tiện.

Đừng bao giờ có tâm trạng nôn nóng, muốn rút ngắn thời gian, cố sức đưa phân ra nhanh hơn...

Đừng bao giờ hoãn lại việc đại tiện khi cảm thấy có nhu cầu. Thường thì sự trì hoãn này hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng lượng phân nằm lại trong ruột sẽ tiếp tục bị hút nước và trở nên khô, cứng, làm cho việc bài tiết trở nên khó khăn hơn.

Việc lạm dụng Thu*c nhuận tràng, Thu*c nhét hậu môn... thường làm rối loạn sự co bóp của ruột và góp phần gây ra chứng táo bón mạn tính.

Dùng tay chà xát trên vùng bụng thường xuyên có thể giúp giảm nhẹ sự khó chịu của táo bón và trong nhiều trường hợp có thể giúp cải thiện nhu động ruột. Các trường hợp táo bón rất nghiêm trọng cần can thiệp tạm thời để làm giảm nhẹ triệu chứng thì có thể dùng:

Thu*c kích thích nhu động ruột, chẳng hạn như senna, 2 – 8 viên, dùng vào ban đêm. Không nên dùng thường xuyên.

Chất tạo khối phân, chẳng hạn như cám ispaghula, nhưng thường thì không cần các chất này nếu chế độ ăn cung cấp đủ chất xơ. Các trường hợp sử dụng thích hợp nhất là với những người bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc sau phẫu thuật mở thông kết tràng, hồi tràng...

Lactulose 15ml thường được dùng mỗi ngày 2 lần để giúp giữ nước trong ruột.

Các chất làm mềm phân như dầu parafin, hydroxid magnesi dạng nhũ tương 20ml chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết.

Các trường hợp có triệu chứng kèm theo không thể chẩn đoán xác định, hoặc xác định có các bệnh nghiêm trọng kèm theo táo bón, nên đề nghị bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện. Đặc biệt với các trẻ sơ sinh nghi ngờ bệnh Hirschsprung (với yêu cầu điều trị cần đến phẫu thuật). Tuyệt đối không sử dụng kéo dài các loại Thu*c nhuận tràng hay viên nhét hậu môn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-chan-doan-va-dieu-tri-tao-bon/)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY