Cây thuốc quanh ta hôm nay

Táo nhân trị hồi hộp mất ngủ, cơ thể hư nhược

Táo nhân còn gọi toan táo nhân, toan táo hạch… Táo nhân là nhân hạt phơi khô của quả táo chua đã chín già, thuộc họ táo. Táo nhân chứa saponin và dầu béo
Táo nhân chứa saponin và dầu béo…, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, làm giảm mỡ huyết, chống xơ vữa động mạch, chống kinh giật, trấn tĩnh gây ngủ, giảm đau.

Táo nhân vị ngọt tính bình; vào tâm, tỳ, can, đởm, có tác dụng dưỡng tâm an thần, bổ âm liễm hãn. Trị bồn chồn kích ứng hồi hộp mất ngủ, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh (kinh quý chính xung), cơ thể hư nhược nhiều mồ hôi. Liều dùng, cách dùng: 6 - 15g bằng cách nấu, ninh, rang sắc... Trước khi dùng nên sao cháy và giã dập.

Bổ tâm, an thần, trị thiếu máu, tâm thần bất an, lo buồn, hoảng hốt, mất ngủ, ra mồ hôi, chóng mặt, hoa mắt.

Bài 1: táo nhân sao 20g, tri mẫu 12g, phục linh 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 8g. Sắc uống. Chữa yếu mệt, lo phiền, mất ngủ, tim hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt.

Bài 2: táo nhân sao 16g, cam thảo 4g, viễn chí nướng 8g, xương bồ 8g, đảng sâm 12g, phục linh 12g. Sắc uống. Chữa thần kinh, suy nhược, hay quên, ngủ mê nhiều, biếng ăn, mệt mỏi rã rời.

Bổ âm, cầm mồ hôi, trị các chứng do âm hư, nhiều mồ hôi: Táo nhân sao 20g, sinh địa 20g, gạo tám thơm 63g. Sắc uống. Chữa lao phổi và sốt hâm hấp vào buổi chiều do nhiều nguyên nhân, mất ngủ, nhiều mồ hôi.

Món ăn Thu*c có táo nhân:

Cháo táo nhân: táo nhân 60g, gạo tẻ 200g, nước thục địa hoàng 100g. Sắc táo nhân lấy nước, bỏ bã, nấu với gạo thành cháo, khi cháo chín nhừ, cho tiếp nước thục địa, khuấy và đun sôi đều. Ăn nhiều lần trong ngày. Dùng cho người đau nhức chân tay, bồn chồn kích ứng, hồi hộp mất ngủ.

Hoặc: toan táo nhân sao tán bột 15g, gạo tẻ 150g. Cả hai nấu cháo, ăn khi đói. Dùng cho người hồi hộp mất ngủ, kích ứng tăng xúc cảm.

Nước hồ táo nhân, nhân sâm, phục linh: táo nhân, nhân sâm, phục linh, liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12 - 16g, hòa tan trong nước cháo. Ăn nóng. Thích hợp cho người ra mồ hôi khi ngủ.

Nhị đông táo nhân chúc: mạch môn đông 10g, thiên môn đông 10g, táo nhân 10g, gạo nếp 100g, đường trắng liều lượng thích hợp. Ba loại dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã, thêm gạo nấu cháo, cháo chín nhừ thêm đường. Dùng tốt cho người hồi hộp đánh trống ngực, tim nhịp nhanh, mất ngủ (tâm quý).

Viên nhục táo nhân thang: long nhãn 12g, táo nhân sao 15g, thêm nước đun cách thủy, ăn hằng ngày. Dùng cho người đau đầu mất ngủ.

Kiêng kỵ: Người khí uất hóa hỏa, tiêu chảy, nhiều đàm, mộng tinh... không dùng.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tao-nhan-tri-hoi-hop-mat-ngu-co-the-hu-nhuoc-n130184.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học Pháp đã thử nghiệm thành công máu người nhân tạo được chế tạo từ tế bào gốc trên cơ thể người.
  • Dị vật trong cơ thể là một chất hoặc một vật lạ nằm bất thường ở một cơ quan, một lỗ hay một ống dẫn của cơ thể.
  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY