Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk (CDC Đắk Lắk) cho biết, sáng nay ghi nhận có thêm 3 người dương tính với bệnh bạch hầu, nâng số ca nhiễm lên 12 ca.
Theo đó, ngày 13/7 anh N.V.K (SN 1970, dân tộc Kinh, trú tại thôn 2, xã Krông Jing, huyện M’Đrắk) nhập Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (TP Buôn Ma Thuột) để điều trị với các triệu chứng ho và đau họng khoảng 10 ngày.
Được bác sĩ tại đây nội soi họng, thấy có giả mạc nghi ngờ bệnh bạch hầu, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để tiếp tục điều trị. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7, bệnh nhân K dương tính với virus bạch hầu.
Ngành y tế xác định, bệnh nhân K kinh doanh dịch vụ ăn uống, tiếp xúc đông người nên có dịch tễ không rõ ràng.
Ngành y tế phối hợp với chính quyền địa phương đã khoanh vùng, cách ly, phun hóa chất khử khuẩn toàn bộ khu vực có ca bệnh tại thôn Cư Rang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông và thôn 4 xã Ea M’đoan và thôn 2 xã Krông Jing, huyện Mđrắk. Ngoài ra, người dân sống lân cận đã được uống kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu. Đồng thời rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh kết hợp theo dõi và điều trị.
Cùng ngày, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai cho biết, vừa có thêm một bệnh nhân dương tính với bạch hầu ở tại xã Ia O, huyện Ia Grai, đây ổ dịch thứ 4 của tỉnh này. Toàn tỉnh ghi nhận 24 trường hợp dương tính với bạch hầu gồm: xã Hải Yang 19 ca, xã Đak Sơ Mei 3, xã Hnol ca và Ia O mỗi xã một ca, trong đó có một ca Tu vong.
Ngay sau khi phát hiện ca bệnh, các lực lượng chức năng Gia Lai khoanh vùng, tiêu độc, khử trùng, cách ly, lấy mẫu người tiếp xúc gần để gửi xét nghiệm. Ngành Y tế đã tổ chức khám sàng lọc cho gần 7.000 người dân tại khu vực ghi nhận trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu và cấp Thu*c điều trị dự phòng 61.746 liều Erythromycin.
Ở Kon Tum, từ đầu năm đến nay ghi nhận 27 ca dương tính bạch hầu (TP Kon Tum 2, huyện Đăk Hà 2, huyện Đăk Tô 9, huyện Sa Thầy 14), với 13 ổ dịch (6 ổ dịch đang hoạt động). Trong đó có 16 ca bệnh, 11 ca người lành mang trùng, tức mang vi khuẩn bạch hầu nhưng không có triệu chứng.
Bốn tỉnh bùng phát dịch bạch hầu tại Tây Nguyên tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca mắc, ổ dịch mới (Có khoảng 90 ca bạch hầu); Đắk Lắk dừng nghỉ mát để dập dịch. Ngoài chống dịch, ngành y tế yêu cầu chấn chỉnh lại công tác tiêm chủng mở rộng.
Chiều 15/7, thông tin từ Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn ghi nhận thêm 3 ca dương tính với bạch hầu, nâng tổng số người mắc trên toàn tỉnh lên 9 ca với 5 ổ dịch. Trong đó, 1 có 1 bệnh nhân đang mang thai tháng thứ 9.
Tính đến chiều 14/7, ghi nhận ở Đắk Lắk có thêm 2 ca nhiễm bệnh mới ở xã Cư Róa, huyện Mđrắk, nâng ca mắc bạch hầu lên con số 6 ca bệnh.
Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có Tu vong.
Ngày 12/7, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, 88 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, hơn 11.000 người đang cách ly chống dịch, 230 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Hiện cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh đã phát đi thông báo truy tìm 4 thanh niên người nước ngoài bỏ trốn khỏi khu cách ly phòng chống dịch COVID-19.
tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang xác lập những kỷ lục mới về số ca mắc và Tu vong, mỗi ngày thế giới có hơn 200.000 người mắc COVID-19 và khoảng 5.000 người Tu vong. Nhiều nước ở Đông Nam Á chật vật kìm chế đại dịch.
Vũ Long - Lê Tiền