Tâm linh hôm nay

Tết trồng cây

Trồng rừng là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, tại thời điểm hiện nay, việc trồng lại cây xanh lại càng là một điều cấp bách và khẩn trương.

> Phật giáo và môi trường

Bài liên quan

Trồng cây Bồ đề thỉnh từ Myanma tại chùa Hoàng Lê, Hưng Yên

Việc trồng rừng có nhiều ý nghĩa: Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn. Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật. Trước tình trạng thời tiết ngày càng cực đoan, nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp và chi phối tới từng hoạt động đời sống cũng như xã hội nhỏ nhất của chúng ta, việc biến đổi khí hậu toàn cầu kéo theo một hệ lụy vô cùng to lớn và khủng khiếp, nếu không có sự chung tay hành động của tất cả các chính phủ quốc gia trên Thế Giới lại với nhau, thì sự sống này, văn minh này, khoa học này, xã hội này sẽ có nguy cơ bị chấm hết bởi nhiệt độ môi trường không còn phù hợp cho chúng ta…tiếp tục duy trì sự sống !”

“Mùa Xuân là Tết trồng cây”

Bài liên quan

Trồng cây trên mạng internet góp phần bảo vệ môi trường

Chiến dịch Khôi Màu Sự Sống - Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Cùng với đồng bào cả nước, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, những người trong ban tổ chức, các bạn tình nguyện viên và cô bác anh chị em tham gia chiến dịch Khôi Màu Sự Sống lại ra quân thực hiện "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ".

Sáng ngày Mùng 3 Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 ( nhằm ngày 27/2/2020), các bạn trẻ của chiến dịch Khôi Màu Sự Sống đã có mặt tại núi DInh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ sớm để chuẩn bị công tác trồng cây, hưởng ứng phong trào trồng cây  và rừng trong toàn dân, và cũng theo như lời Bác dạy! Đây là nét đẹp văn hóa có từ gần 60 năm qua của cả dân tộc, góp phần khơi dậy lòng quyết tâm làm theo lời Bác, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân với việc bảo vệ môi trường sống và làm cho cảnh quan môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp. 

Nhân quả người trồng cây

Bài liên quan

Philippines quy định học sinh, sinh viên phải trồng cây mới được tốt nghiệp

Người mà siêng năng trồng cây xanh sẽ là người giàu có,người chặt phá cây xanh cây rừng sẽ là người nghèo khó. Có một lần thầy giảng trong bộ Tâm lý đạo đức bài Yêu thiên nhiên thầy có nói: Người nào hay trồng rừng sẽ giàu, người nào phá rừng sẽ nghèo nhưng có người nghĩ ngược lại: Bỏ tiền ra trồng rừng thì tốn tiền nghèo, còn phá rừng lấy cây đem bán thì giàu chứ. Nhưng mà sự thật đã chứng tỏ ngược lại và ông bà mình đã nói rất rõ: Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá. Không bao giờ giàu được cuối cùng chỉ là số phận thê thảm, ai cũng vậy hết. Bao nhiêu công ty mà khai thác lâm sản rồi cuối cùng mắc nợ ngân hàng rồi trốn sạch sẽ đều là kết cục bi thảm. Có một anh làm bên ngành lâm nghiệp, sau khi nghe bài Yêu thiên nhiên của thầy,và nghe thầy nói bảo đảm rằng: Người mà siêng năng trồng rừng thì sẽ giàu, thì thay vì lúc trước anh chỉ lo giữ rừng thôi, giữ rừng và bảo vệ rừng, bây giờ nghe nói anh xin đất tự anh mở ra trồng rừng, thì trồng rừng chưa thấy có lợi gì hết, mới trồng lấy gì mà khai thác nhưng mà anh cứ trồng, cứ có đồng nào rảnh rảnh là anh lại trồng rừng nhưng mà anh để ý khi mà anh càng trồng rừng chừng nào thì cái may mắn cứ tới gia đình anh, tiền đi vào bằng ngõ khác chứ không đi bằng ngõ rừng, tức là anh trồng rừng chưa thu hoạch nhưng mà những cái may mắn ở đâu khác vậy, những may mắn bất ngờ của vợ anh này kia nọ làm gia đình cứ giàu lên giàu lên. 

Nên ta trồng một cây xanh là ta gieo được một cội phúc cho mình, trồng một cây xanh là gieo thêm một cội phúc. Nên nếu ta trồng nghìn nghìn cây xanh cho đời là ta đã gieo được nghìn nghìn cái cội phúc cho mình nên cái Nghiệp trồng cây xanh tạo nên cái Phước rất là lớn do đó Phật tử ta dù là người không biết trồng cây, không biết trồng rẫy nhưng mà từ đây phải suy nghĩ thế này, ta phải gieo cội phúc cho đời, cho ta bằng cách trồng nhiều cây xanh.

Trồng rừng nên trồng cây ăn trái 

Ta nên giữ lại hạt sau khi ăn trái cây và gieo hạt đó trong vườn hoặc ngoài rừng. Khi rừng có nhiều cây ăn trái thì hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

Bài liên quan

Ăn chay trường đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Ta hãy cùng nhau kêu gọi mọi người trồng rừng bằng nhiều cây ăn trái để cả người và thú đều ăn được, chứ không chỉ trồng toàn cây lấy gỗ. Con người được cung cấp nguồn trái cây sạch từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe, thú hoang cũng có thêm nguồn thức ăn để duy trì sự sống.

Theo Luật Nhân quả, khi trồng cây cung cấp thức ăn cho người và thú như vậy thì sẽ được quả báo no đủ và sống lâu. Còn trồng cây không có trái thì cũng được sống lâu, nhưng cuộc sống không được sung túc.

Có rất nhiều đất trống cần được phủ xanh, ta hãy nghiên cứu và chọn giống cây ăn trái phù hợp với loại đất, khí hậu của nơi đó. Việc làm này, vừa bảo vệ môi trường sinh thái vừa giúp cho nhau có cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”

Khánh Quản

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tet-trong-cay-d39400.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY