Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Thai 37 tuần tuổi đau bụng dưới có phải dấu hiệu sắp sinh?

Bà bầu mang thai 37 tuần tuổi đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu của việc chuyển dạ. Do đó, trong thời điểm này các bà mẹ cần phải chú ý rất nhiều.

Nội dung bài viết

Dấu hiệu đau bụng dưới đối với thai 37 tuần tuổi là biểu hiện điều gì?

Bà bầu cần chú ý gì khi thai 37 tuần tuổi đau bụng dưới?

Thai 37 tuần tuổi là giai đoạn cận sinh hay chính là giai đoạn mà các bà mẹ có thể chuyển dạ. Có rất nhiều bà mẹ mang thai lo lắng và băn khoăn thai 37 tuần tuổi đau bụng dưới có vấn đề gì không? Vậy bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bà mẹ đang mang thai nói riêng cũng như chị em phụ nữ đang muốn có con về vấn đề này.

Thai 37 tuần tuổi đau bụng dưới biểu hiện điều gì?

Có rất nhiều bà mẹ mang thai ở giai đoạn 37 tuổi gặp phải tình trạng đau bụng dưới. Điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do nhau bong non, chuyển dạ hay thậm chí là nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó các bà mẹ cần phải rất thận trọng trong giai đoạn này nếu có dấu hiệu đau bụng dưới.

Dấu hiệu của sự chuyển dạ

Thời điểm mang thai 37 tuần đau bụng lâm râm là thời điểm rất nhạy cảm đối với các bà mẹ đang mang thai. Vì lúc này rất có thể các bà mẹ sẽ chuyển dạ. Thời kỳ cuối này, các bà mẹ thường thấy xuất hiện những cơn chuyển dạ giả. Có thể tình trạng này diễn ra không thường xuyên và cũng không theo chu kỳ.

Nếu gặp phải tình trạng này, các bà mẹ có thể đứng lên, ngồi xuống, đi lại nhẹ nhàng. Điều quan trọng nhất là gia đình của các bạn phải chú ý đến các bà bầu trong giai đoạn nhạy cảm. Nếu cơn đau kéo dài và tình trạng nặng hơn, cần phải đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.

Dấu hiệu của việc sinh non

Bầu 37 tuần đau bụng lâm râm là biểu hiện rất bình thường của phụ nữ có thai. Tuy nhiên, cơn đau có phần dữ dội hơn so với cảm giác chuyển dạ và diễn da trong thời gian dài.

Đây có thể là biểu hiện của việc bạn sắp sinh con hay. Nếu các bà mẹ cảm thấy đau bụng liên tục, có nước ối rò rỉ và kèm theo triệu chứng đau lưng thì có thể bạn phải chuẩn bị cho việc em bé sẽ ra chào đời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thai 37 tuần tuổi đau bụng dưới từng cơn rất có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Các mẹ sẽ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu nhưng lượng nước tiểu không nhiều và có mùi lạ.

Trong trường hợp bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng nặng kèm theo các triệu chứng sốt, đi tiểu ra máu, mủ, phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức để chẩn đoán và đưa ra những biện pháp tránh những nguy cơ xấu xảy ra.

Bà bầu cần chú ý gì khi thai 37 tuần tuổi đau bụng dưới?

Giai đoạn cận sinh rất nhạy cảm do đó thời điểm 37 tuần tuổi khi bị đau bụng dưới có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như đã đề cập ở trên. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với các bà mẹ mang thai những dấu hiệu chuyển dạ tuần 37.

Chuột rút và đau lưng

Thai 37 tuần tuổi đai lưng đau bụng và bị chuột rút là dấu hiệu rõ rệt thường gặp ở các bà mẹ mang thai giai đoạn cận sinh. Các mẹ bầu sẽ thấy những cơn chuột rút liên tục đặc biệt là khu vực hai bên háng. Ngoài ra, các cơ khớp ở vùng xương chậu hay tử cung cũng sẽ bị kéo căng để sẵn sàng cho bé ra đời.

Dịch *m đ*o nhiều hơn

Gần tới những ngày sinh cũng là giai đoạn cổ tử cung phải mở dần. Do vậy, dịch *m đ*o sẽ phải tiết ra nhiều hơn thông thường để làm cổ tử cung mềm hơn khiến cho nước ối sẽ rò rỉ ra ngoài. Dịch này thường sẽ có màu nâu đỏ cho nên các bà mẹ cần phải rất chú ý.

Không tăng cân

Trong thai kỳ cuối cùng, phần lớn các bà mẹ sẽ ngừng tăng cân và cũng có nhiều trường hợp đã bị sút cân. Tất nhiên điều này sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự phát triển của thai nhi hay việc sinh sản của các bạn. Nguyên nhân đơn giản của vấn đề này chỉ là do lượng nước ối trong cơ thể các bạn giảm xuống để chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn tiếp theo đó.

Trên đây là một số dấu hiệu phổ biến thường gặp. Ngoài ra cũng có nhiều dấu hiệu khác của việc chuyển dạ dẫn đến đau bụng dưới ở các bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ mà. Do vậy, khi bị đau bụng dưới ở giai đoạn 37 tuần tuổi các bà mẹ cần phải chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng kẻo ảnh hưởng đến tinh thần và em bé.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về vấn đề thai 37 tuần tuổi đau bụng dưới. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn chăm sóc tốt hơn cho thai nhi của mình cũng như nắm được dấu hiệu quan trọng trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Theo Cúc Nguyễn/ Phụ nữ Sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/thai-37-tuan-tuoi-dau-bung-duoi-co-phai-dau-hieu-sap-sinh-c20a335780.html

Theo Phụ nữ Sức khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/thai-37-tuan-tuoi-dau-bung-duoi-co-phai-dau-hieu-sap-sinh-c20a335780.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/thai-37-tuan-tuoi-dau-bung-duoi-co-phai-dau-hieu-sap-sinh-354155)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY