Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thái Lan bắt đầu sản xuất vaccine AstraZeneca

Siam Bioscience, hãng dược thuộc sở hữu của Hoàng gia Thái Lan, bắt đầu sản xuất vaccine Covid-19 của AstraZeneca để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Số lượng lô hàng và các chi tiết khác chưa được tiết lộ, nhưng bộ trưởng y tế thái lan anutin charnvirakul hôm 1/6 cho biết, 6 triệu liều sẽ được giao trong tháng này.

Chính phủ thái lan, vốn bị chỉ trích vì chương trình tiêm chủng chậm trễ, có thể sẽ triển khai vaccine astrazeneca được sản xuất trong nước trong tháng 6 khi số ca nhiễm mới đang tăng cao. việc xuất khẩu vaccine sang các nước láng giềng có thể bắt đầu sớm nhất vào tháng 7.

Vua maha vajiralongkorn là cổ đông chính của siam bioscience. công ty này được độc quyền sản xuất vaccine astrazeneca tại thái lan theo thỏa thuận với hãng dược anh vào tháng 11/2020. siam bioscience cũng là nhà sản xuất vaccine duy nhất của astrazeneca tại đông nam á.

Trong tháng 5, astrazeneca thông báo vaccine được sản xuất tại thái lan đã vượt qua kiểm tra chất lượng tại các phòng thí nghiệm ở châu âu và mỹ.

Các ca mắc covid-19 trong cộng đồng ở thái lan đã giảm, nhưng trong những tuần gần đây, số ca nhiễm mới tăng mạnh, một phần do người dân về quê trong kỳ nghỉ lễ songkran vào tháng 4.

Theo thống kê của đại học john hopkins, thái lan hiện ghi nhận 169.348 ca nhiễm và 1.146 ca Tu vong. con số này thấp hơn nhiều so với hơn 1,8 triệu ca mắc và 51.095 trường hợp Tu vong ở indonesia - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất đông nam á.

Tính đến ngày 30/5, 3,8% dân số nước này được tiêm ít nhất một liều vaccine và 1,6% được tiêm đầy đủ, theo trang our world in data.

Mai Dung (Theo Nikkei Asia)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/thai-lan-bat-dau-san-xuat-vaccine-astrazeneca-4288932.html)

Chủ đề liên quan:

covid-19 khám chữa bệnh thái lan vaccine

Tin cùng nội dung

  • Ẩm thực Thái Lan nổi tiếng với sự kết hợp hài hòa giữa nhiều nguyên liệu và gia vị, đem lại cho du khách những trải nghiệm khó quên.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY