Ở tuần 20 tương đương với tháng thứ 5 thai kỳ, lúc này thai nhi sẽ dài khoảng 25.6cm và cân nặng 300g, thai nhi đã biết máy và mẹ cảm nhận rõ hơn chuyển động của bé trong bụng.
Khi đến tuần thai này, mẹ chính thức đã đi được nửa quãng đường cùng với bé. việc theo dõi cử động của thai nhi cũng hết sức quan trọng.
- mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy sự di chuyển của em bé trong khoảng từ tuần 16 đến tuần 24 của thai kỳ. đối với những phụ nữ mang thai lần đầu tiên thì có thể sẽ không cảm thấy cử động của thai nhi cho đến sau tuần 20.
- Không phải đứa trẻ nào cũng sẽ đạp vào đúng thời điểm 20 tuần tuổi. Vì thế mà mẹ cũng không cần phải quá lo lắng nếu chưa thấy bé đạp vào thời điểm này. Nếu không phát hiện thấy em bé có dấu hiệu đạp cho đến tuần thứ 24 thì mẹ nên đi kiểm tra tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ khám nhịp tim và cử động của bé.
- Mẹ có thể cảm thấy các chuyển động như một xoáy nhẹ hoặc rung. Càng về sau, mẹ bầu sẽ thấy những cú đá và cử động giật.
- kinh nghiệm làm mẹ: nếu đã từng mang thai một lần thì mẹ có thể đoán được lần đầu tiên bé đạp. khi chúng trở nên rõ ràng hơn thì mẹ sẽ nhận ra đó là chuyển động của thai nhi.
- vị trí thai nhi 20 tuần tuổi: nếu nhau thai nằm ở phía trước tử cung thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để cảm thấy chuyển động của bé.
- Lượng chất lỏng xung quanh em bé: nếu có ít nước ối, mẹ bầu có thể không thấy em bé di chuyển nhiều.
- cân nặng của mẹ: phụ nữ mang thai có cân nặng lớn đôi khi không thể cảm thấy sớm sự di chuyển của em bé như những người phụ nữ khác.
- Để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của con, mẹ nên cảm nhận và theo dõi các cú đạp của bé từ ngày này sang ngày khác. Có rất nhiều cách để đếm các chuyển động của em bé. Hội bác sĩ sản khoa Hoa Kỳ (ACOG) thì đưa ra lời khuyên là bà bầu nên để ý việc mất khoảng thời gian bao lâu để cảm nhận được 10 cú đá, đập, lắc hoặc lăn. Bình thường, mẹ sẽ cảm nhận được ít nhất 10 chuyển động trong vòng 2 giờ. Một vài trường hợp sẽ cảm thấy trong khoảng thời gian ít hơn như thế.
- Mẹ có thể dùng một cuốn sổ tay ghi lại thời gian cảm thấy chuyển động đầu tiên của thai nhi. Sau đó đánh dấu lại với mỗi chuyển động. Khi đến chuyển động thứ mười thì tiếp tục ghi lại thời gian. Điều này sẽ giúp mẹ bầu nắm được khoảng thời gian thông thường để bé có 10 cử động. Tuy nhiên vẫn sẽ có những sai khác về thời gian. Vì vậy, mẹ cần phải theo dõi trong vòng vài ngày.
- Phải nhanh chóng tới bác sĩ để khám nếu như cảm thấy em bé đạp ít hơn bình thường hoặc không đạp nữa. Bác sĩ sẽ kiểm tra cử động và nhịp tim của thai nhi.
- Không sử dụng bộ nghe nhịp tim để cố gắng tự kiểm tra nhịp tim của em bé. Đây không phải là một cách đáng tin cậy để kiểm tra sức khỏe của con. Ngay cả khi nghe thấy nhịp tim thì không có nghĩa là em bé vẫn khỏe.
Chủ đề liên quan:
mang bau mang bầu mang thai mang thai 20 tuần sự phát triển thai nhi thai 20 tuần thai nhi thai nhi 20 tuần