Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Thai nhi 25 tuần tuổi mẹ bị ra máu có sao không?

Khi thai nhi 25 tuần tuổi đang ở thai kỳ tháng thứ 6, mẹ bầu bị ra máu là một dấu hiệu cảnh báo sự bất thường trong thai kỳ.

Thai nhi ở tuần thứ 25 ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Ở tuần này thai nhi bắt đầu có sự phát triển nhanh chóng về kích thước từ đầu đến chân là 30cm, cân nặng 700g

Ở tháng thứ 6 thai kỳ túi ối của các mẹ sẽ trở nên nặng hơn, chật chội hơn vì cơ thể bé đã to hơn khá nhiều đồng. Chính vì vậy mà bé cũng bắt đầu đạp nhiều hơn trong những tuần thứ 25 này, đây là hiện tượng hết sức bình thường và báo hiệu thai nhi khỏe mạnh

Khi thai nhi 25 tuần tuổi thì cơ thể mẹ bắt đầu tăng cân nhanh hơn trung bình Tăng 450g/tuần trong tháng 6.

Trong thai kỳ mẹ bầu có những thay đổi bất thường như ra máu khi mang thai. Khi ra máu có thể là dấu hiệu 1 điều gì đó bất thường mẹ bầu cần phải theo dõi và kiểm tra kỹ tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

6 Nguyên nhân ra máu khi mang thai 25 tuần

Khi thai 25 tuần, nếu mẹ thấy có hiện tượng bị ra máu thì có thể là một trong những nguyên nhân sau đây:

1. Bị viêm nhiễm phụ khoa

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của mẹ có thể yếu đi. Vì thế rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không kịp thời điều trị sẽ có thể dẫn đến xuất huyết *m đ*o.

thai nhi 25 tuan tuoi me bi ra mau co sao khong? - 1

Bị viêm nhiễm phụ khoa cũng có thể gây ra máu khi mang thai. (Ảnh minh họa)

2. Đứt nhau thai

Trước hoặc trong khi sinh, nhau thai sẽ bị tách rời khỏi thành tử cung. Khi đó sẽ có một vài dấu hiệu nhận biết như sau: xuất huyết *m đ*o, đau bụng, đau lưng. Nếu không kịp thời phát hiện thì sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Nặng nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé vì mẹ bầu bị mất nhiều máu, thai nhi không nhận đủ oxy.

3. Nhau tiền đạo (rau tiền đạo)

Đây là hiện tượng mà nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung, che đi một phần hoặc toàn bộ tử cung. Điều này sẽ cản trở đường ra của thai nhi khi chào đời. Nếu xảy ra trường hợp này, mẹ sẽ thấy *m đ*o chảy máu mặc dù không gây đau. Trong một vài trường hợp, đến tuần thai thứ 32-35 thì rau tiền đạo sẽ tự hết. Tuy nhiên nếu không tự hết được thì em bé phải được sinh ra sớm bằng cách sinh mổ.

4. Vỡ tử cung

Trường hợp này cũng hết sức nguy hiểm. Nguyên nhân có thể là do mẹ không được điều trị đúng cách đối với vết mổ trong lần sinh trước. Khi mang thai lần sau, vết mổ bị nứt ra dẫn đến vỡ.

5. Mạch máu tiền đạo

Mặc dù tương đối hiếm gặp nhưng biến chứng sản khoa này nếu không được phát hiện trước khi vỡ ối thì sẽ gây ra hậu quả hết sức nặng nề cho thai nhi. Mạch máu tiền đạo là hiện tượng một vài mạch máu ở cuống rốn của thai nhi chạy ngang qua hoặc gần sát với lỗ mở của cổ tử cung. Khi mạch máu này vỡ vì cổ tử cung mở, vỡ ối thì thai nhi có thể bị mất nhiều máu.

6. Sinh non

Thông thường, nếu mẹ bầu bị ra máu trước ngày dự sinh vài ngày hoặc 1-2 tuần thì đó là dấu hiệu sắp sinh. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra trước tuần 37 thì có nghĩa là mẹ đang có nguy cơ sinh non.

Cách xử lý khi ra máu mang thai 25 tuần

- Sự ra máu bất thường trong thai kỳ đều có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đặc biệt là khi theo dõi thấy ra máu đi kèm chuột rút, co thắt, máu chảy quá 24 giờ, đau từng cơn ở vùng bụng hoặc xương chậu. Nếu phát hiện thấy ra máu, mẹ bầu nên giữ bình tĩnh và đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám kịp thời.

thai nhi 25 tuan tuoi me bi ra mau co sao khong? - 3

Mẹ bầu nhất thiết phải đi khám bác sĩ nếu thấy ra máu bất thường. (Ảnh minh họa)

- Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

+ Không nên tập luyện quá sức.

+ Tránh quan hệ T*nh d*c.

+ Không thụt rửa *m đ*o hoặc dùng tampon.

+ Nên uống nhiều nước.

+ Nghỉ ngơi và theo dõi tình hình ra máu.

Một số biện pháp phòng tránh bị ra máu khi mang thai

Để tránh hiện tượng bị ra máu khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một vài biện pháp sau:

- Đi khám và siêu âm thai định kỳ, theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời điều trị nếu có những vấn đề bất thường.

- Trước và trong khi mang thai, mẹ cũng nên đi khám phụ khoa để phát hiện sớm những bệnh lý để chữa dứt điểm, tránh gây những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

- Trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cần tránh những hoạt động mạnh, sẽ có thể gây ảnh hưởng xấu đến em bé.

- Mẹ bầu phải có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/mang-thai/thai-nhi-25-tuan-tuoi-me-bi-ra-mau-co-sao-khong-c383a417856.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY