Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Thai nhi 33 tuần cân nặng chuẩn là bao nhiêu?

Khi thai nhi 33 tuần là đã bước sang tháng thứ 8 của thai kỳ. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng nên mẹ bầu luôn đặc biệt chú ý tới việc cân nặng của bé có đạt chuẩn hay không.

Một trong những yếu tố thường xuyên phải theo dõi khi mẹ bầu đi khám định kỳ đó là cân nặng của thai nhi. trong trường hợp trọng lượng của bé không đạt chuẩn, bác sĩ sẽ có những tư vấn để có sự điều chỉnh kịp thời.

1. Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi 33 tuần tuổi

- theo american pregnancy association, thai 33 tuần bé sẽ dài khoảng 42cm và nặng từ 2-2,3kg. lúc này kích thước của bé tương đương với một trái dứa. ngoài các chỉ số về chiều dài và cân nặng của thai nhi, mẹ bầu cũng cần quan tâm tới một số chỉ số khác để xác định xem bé có đang phát triển bình thường hay không. chỉ số thai nhi 33 tuần:

+ Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 77-89 mm.

+ Chiều dài xương đùi (FL) từ 58-70mm.

+ Chu vi bụng (AC) từ 254-334mm.

+ Chu vi đầu (HC) từ 290-326mm.

- cân nặng của bé sẽ tăng dần cho đến khi sinh ra đời. mỗi tuần trung bình bé sẽ tiếp tục tăng từ 1-2gram.

thai nhi 33 tuan can nang chuan la bao nhieu? - 1

Kích thước của thai nhi 33 tuần tuổi bằng một trái dứa.

2. Khi nào thì cân nặng của thai nhi 33 tuần không đạt chuẩn?

- trong trường hợp cân nặng của bé chênh lệch từ 2-3gram so với tiêu chuẩn thì có thể là thai lớn hoặc nhỏ so với tuổi.

- ngoài ra, dựa trên một số nghiên cứu, cân nặng của thai nhi cũng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như sau:

+ Yếu tố di truyền và lượng đường trong máu của mẹ.

+ Nếu mẹ gặp một số vấn đề trong thai kỳ như: máu nhiễm mỡ, tiểu đường thì có thể bé sẽ to hơn bình thường.

+ Sự tăng cân của mẹ, cấu trúc tử cung cao cũng đều ảnh hưởng đến trọng lượng của bé.

+ Chế độ dinh dưỡng khi mang thai.

- nếu thai nhi có cân nặng chưa đạt chuẩn thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì đây không phải là tiêu chí duy nhất dùng để đánh giá sự phát triển của bé. lúc này, mẹ nên đi khám định kỳ để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện và can thiệp khi có những dấu hiệu bất thường.

3. Chế độ dinh dưỡng tuần 33 giúp cân nặng thai nhi đạt chuẩn

Trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết nên ăn gì để vừa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng lại không lo bị tăng cân hay tiểu đường thai kỳ. khi thai nhi tuần 33, mẹ nên lưu ý về chế độ ăn uống như sau:

Cân đối về dinh dưỡng

- Cần ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tránh việc chỉ ăn một món thức ăn quá nhiều để không bị thừa chất dinh dưỡng.

- Tỷ lệ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cần đảm bảo: 25% đạm (thịt, cá, trứng), 25% tinh bột (cơm, bánh mì, khoai, ngô), 50% chất xơ (rau củ, trái cây).

Bổ sung các chất cần thiết

- Để bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, hàng ngày mẹ bầu nên uống 1 ly sữa tươi không đường, ăn sữa chua, phô mai đã qua tiệt trùng hoặc ăn chuối, hải sản…

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm sắt và khoáng chất.

- ăn các loại rau củ có màu đỏ, vàng, rau lá xanh để tăng cường vitamin, sắt, axit folic, giúp thai nhi phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

- Mẹ bầu nên ưu tiên ăn những thực phẩm giàu chất đạm như thịt bò. Điều này sẽ giúp bổ sung chất sắt, vitamin B6, B12.

- Cần ăn khoảng 340gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Các loại thủy hải sản tốt cho bà bầu là: tôm, cua, cá hồi, cá chép, cá trích…

thai nhi 33 tuan can nang chuan la bao nhieu? - 3

Mẹ bầu chú ý phải bổ sung các chất cần thiết để cân nặng thai nhi đạt chuẩn

Tránh những thực phẩm không lành mạnh

Một số loại thực phẩm bà bầu nên tránh là:

- Bánh ngọt có nhiều tinh bột

- Thức ăn dầu mỡ

- Uống nước ngọt

- Các đồ xông khói như: xúc xích, pate, thịt hộp (chất bảo quản và hàm lượng muối cao trong các loại thức ăn này có thể gây phù chân khi mang thai).

Nếu như mẹ đã điều chỉnh chế độ ăn của mình một cách hợp lý rồi mà bé không tăng cân hoặc thừa cân thì cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ, tránh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé sau này.

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/mang-thai/thai-nhi-33-tuan-can-nang-chuan-la-bao-nhieu-c383a414652.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY