Tâm sự hôm nay

Thấm thía...!

Là thầy Thu*c trị bệnh cứu người suốt hơn 40 năm hành nghề, trong những năm gần đây, tôi nhận ra một điều: Mặc dù khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, trong y học, nhiều phương pháp mới, rồi phương tiện hiện đại ra đời… vậy mà bệnh tật vẫn ngày một gia tăng…?
(SKDS) –Là thầy Thu*c trị bệnh cứu người suốt hơn 40 năm hành nghề, trong những năm gần đây, tôi nhận ra một điều: Mặc dù khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, trong y học, nhiều phương pháp mới, rồi phương tiện hiện đại ra đời… vậy mà bệnh tật vẫn ngày một gia tăng…? Một hôm, tình cờ tôi đọc lại Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh và nhận thấy người thượng cổ biết phép dưỡng sinh, thể theo quy luật âm dương, điều hòa theo thuật số (âm dương là quy luật của trời đất; thuật số là cương kỷ của phép dưỡng sinh), ăn uống có điều tiết, làm việc nghỉ ngơi có giờ giấc, không phí sức bừa bãi (lòng thanh tịnh), không làm nhọc quá hình thể, không làm dao động tinh thần… Cho nên tinh thần và thể chất luôn khang kiện mà tận hưởng hết thọ có thể ngoài trăm tuổi.

Người xưa dạy: Về hư tà tặc phong ngoại giới phải kịp thời xa lánh. Về mặt tư tưởng phải yên tĩnh ổn định, không nên tham vọng, như thế thì chân khí trong người được hòa thuận, tinh thần được cố thủ mà không hao tán, thế thì bệnh tật không có cửa ngõ mà xâm vào được. Cho nên ý chí họ rất an nhàn, ít có dục vọng, lòng luôn luôn yên tĩnh chẳng có sợ sệt, tuy lao động mà không quá mệt mỏi. Chí không thâm nên dễ được mãn nguyện, không đòi hỏi nhiều nên dễ đạt được. Với những thị hiếu không chính đáng, họ không buồn nghe, không muốn thấy, những tà thuyết dâm loạn không mê hoặc được họ…

Cho nên họ sống đến trăm tuổi mà động tác vẫn không suy kém, không bị bệnh tật làm hại.

Sống phải thích ứng với quy luật biến hóa của thiên nhiên như:

Ba tháng mùa xuân là mùa vạn vật nảy nở, sinh khí trong khoảng trời đất phát động vạn vật tốt tươi, người ta nên ngủ muộn một chút, dậy sớm một chút, đi bách bộ, xoa bóp, mặc thoáng rộng để cho ý chí tư tưởng phát sinh đầy đủ hoạt bát, tựa như vạn vật lúc sơ sinh chỉ ưa sinh trưởng mà không nên sát hại, chỉ ưng giúp đỡ mà không nên làm hao mòn.

Nếu làm trái lẽ trên thì làm hại can khí, đến mùa hè sẽ sinh bệnh.

Ba tháng mùa hạ là mùa vạn vật phát triển tốt tươi, khí trời giáng xuống, khí đất bốc lên giao với nhau, cây cỏ đơm hoa kết trái… Người ta nên ngủ muộn dậy sớm, không nên ngại ngày dài trời nóng, giữ sao cho ý chí thoải mái không hờn giận. Như thực vật có hoa có lá xanh tươi làm sao cho dương khí trong người được tuyên thông ra ngoài, thích ứng với lẽ trưởng dưỡng của mùa hè. Nếu trái với lẽ ấy thì tổn thương tâm khí đến mùa thu sẽ phát sinh chứng sốt rét.

Ba tháng mùa thu vạn vật thành thục, thư thái, khí trời đã mát, khí đất heo may, tiếng gió ào ào, vạn vật biến sắc. Người ta nên ngủ sớm, dậy sớm, như con gà trời hửng sáng thì thức dậy, trời tối thì đi ngủ, giữ cho ý chí được yên tĩnh, làm hòa hoàn các ảnh hưởng của khí hậu mùa thu heo hắt đối với nhân thể… đừng để ý chí tản mạn làm cho phế khí được thanh tĩnh… thích ứng với cái lẽ điều dưỡng thu liễm của mùa thu; nếu làm trái lại sẽ tổn hại phế, đến mùa đông tới sẽ bị bệnh ỉa sống phân.

Ba tháng mùa đông, vạn vật tiềm phục bế tang cỏ cây rụng lá, côn trùng ẩn nấp khí đất bế tang, dương khí ẩn nấp, nước đóng băng đất nứt nẻ, đừng làm nhiễu động dương khí. Người ta nên ngủ sớm dậy muộn, đợi mặt trời hãy dậy, mặt trời lặn hãy ngủ, làm cho ý chí an tĩnh như cách mai phục bế tang, tránh lạnh, giữ ấm không để da sơ hở, đổ mồ hôi ảnh hưởng đến dương khí bế tang, tích ứng với các lẽ bế tang của mùa đông, nếu làm trái lẽ ấy sẽ tổn thận khí, đến mùa xuân tới sẽ sinh các bệnh nuy (bại), quyết (chân tay giá lạnh).

Bậc thánh nhân về mùa hè thì nuôi dưỡng dương khí, mùa thu, đông thì nuôi dưỡng âm khí để thuận với lẽ âm dương.

Con người cũng như vạn vật đều ở trong cái vòng sinh trưởng.

Trái với gốc rễ âm dương thì hại đến căn bản, hỏng mất thiên nhiên, thánh nhân làm cái việc “vô vi” (để một cách tự nhiên – theo đạo lão), vui sống điềm đạm thỏa lòng trong việc giữ đạo “hư vô” (chủ trương của Lão Tử có cũng như không, thực cũng như hư). Cho nên thọ mệnh lâu dài sánh với trời đất, đó là phép dưỡng sinh của bậc thánh nhân.

Đọc đến đây, tôi vô cùng sung sướng và thấm thía: “Chân lý về lẽ sống và dưỡng sinh thật là giản dị, vấn đề là ở chỗ con người có chịu thực hiện nó hay không mà thôi”.

Lương y Hoài Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tham-thia-6111.html)
Từ khóa: thấm thía

Chủ đề liên quan:

thấm thía

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY