Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu chịu khó ăn 9 món này để cuộc vượt cạn dễ dàng

Khi bầu bì có lẽ sợ nhất là lúc sinh đẻ. Đau đớn của cuộc 'vượt cạn' mà người phụ nữ trải qua được ví như một người trưởng thành chịu đau khi gãy cùng lúc 20 cái xương sườn.

Chính vì vậy, chuyện sinh nở không thể nói đơn giản. Mẹ nào sinh dễ, sinh nhanh còn đỡ. Gặp phải những trường hợp sinh kéo dài, sinh khó thì mọi chuyện còn không biết đi về đâu.

Trong số các nguyên nhân đẻ khó thì nguyên nhân xuất phát từ cơn co thắt là khó chẩn đoán hơn cả.

Một khi đẻ khó, các tai biến sản khoa rất dễ xảy ra và dẫn đến những hậu quả xấu cho cả mẹ và con. Để đảm bảo lúc cấp bách, các bác sĩ có thể phải dùng đến Thu*c tăng gò hoặc các thủ thuật như forceps, giác hút, nghiệm pháp lọt ngôi chỏm…

Ảnh minh họa.

Đây đều là những thủ thuật đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm của các bác sĩ giỏi, nếu không sẽ làm tăng tỷ lệ Tu vong chu sinh, tức Tu vong cả mẹ lẫn con trong lúc sinh.

Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng chỉ nghĩ đến những cảnh đáng sợ như vậy mà làm mình nhụt chí nhé! Có những thực phẩm sẽ giúp các mẹ có được ca''dễ dàng và nhanh chóng như chỉ vừa hít vào, thở ra vậy đó.

Các mẹ xem thử có đúng không nha:

Cà tím: Đây là lá bùa đi sinh của các mẹ theo truyền tụng dân gian. Cụ thể, khi sắp đến ngày dự sinh, mẹ thêm cà tím vào bữa ăn hàng ngày của mình bằng cách nướng rồi sốt mỡ hành hoặc xào với thịt. Làm như thế bụng sẽ co giãn nhanh hơn và nhờ đó quá trình sinh nở diễn ra một cách nhanh chóng.

Cam thảo: Các mẹ nhớ nhé, cam thảo không được dùng trong lúc mang thai đâu ạ! Nhưng nếu đã sắp đến ngày “vỡ chum” thì một tách trà cam thảo pha với nước cam và 1 quả ô mai sẽ giúp mẹ sinh nhanh hơn đó!

Mè đen: Tất nhiên, món đang nhắc tới là món chè mè đen nấu với bột sắn dây và đường phèn rồi! Món này các mẹ ngoài Bắc rất quen vì trước khi sinh, hầu như u nào cũng nhắc con gái làm vài bát.

Đây là món ăn vừa ngon miệng dễ ăn, vừa dinh dưỡng vì nó cung cấp vitamin E, protein, folate… giúp mẹ bổ máu trước khi cán đích. Mè đen cũng có tác dụng nhuận trường và giúp mẹ để đẻ hơn vào giờ G nữa đấy!

Dứa: Dứa có chứa enzyme bromelain, một chất có tác dụng làm mềm và làm mỏng cổ tử cung để các mẹ dễ sinh hơn. Do đó, dù suốt 9 tháng không đụng đến dứa nhưng khi bước vào những ngày cuối thai kỳ, các mẹ đều tìm đến dứa để giúp cuộc vượt cạn của mình dễ dàng hơn.

Hoa hướng dương: Mẹ có thể dùng khoảng chừng 200g hoa hướng dương khô (mua tại các tiệm Thu*c bắc) đun với 2 lít nước và sắc đến khi cạn còn khoảng 1/3. Lấy nước sắc được cho vào bình thủy và uống trong ngày khi nước còn ấm để giúp nhanh cơn chuyển dạ nha.

Lá tía tô: với tía tô, mẹ bầu có thể làm theo cách sau: lấy 50g lá tía tô, cho vào nồi 2 lít nước và sắc lấy lại 1 lít. uống nước này khi mẹ bắt đầu đau bụng lâm râm hoặc ra nước ối sẽ giúp sinh nhanh và sinh dễ.

Rau lang: Rau lang có tác dụng nhuận tràng nên bà bầu thường thêm nó vào bữa ăn hàng ngày. Đến cuối thai kỳ, ăn rau lang luộc hoặc nấu canh thường xuyên thì sẽ nhanh chóng sinh con. Sau sinh, mẹ ăn rau lang còn giúp sữa về nhiều hơn.

Với những loại thực phẩm này, mẹ vùng nào tiện thứ gì đều có thể dùng được. Nhưng mẹ nhớ, trước khi muốn dùng những phương pháp dân gian, mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ vì mỗi người mỗi cơ địa và một thể trạng khác nhau.

Quan trọng nhất là cuối thai kỳ phải khám thai đều đặn để sớm phát hiện bất thường mà can thiệp kịp thời nhé! Ngoài cách dùng thêm những thực phẩm hỗ trợ này thì tinh thần của mẹ cũng rất quan trọng. Do đó, mẹ phải cố gắng giữ bình tĩnh và nghỉ ngơi đủ nhiều trước lúc sinh nha!

Theo Gia đình mới

Link bài gốc Lấy link

https://www.giadinhmoi.vn/thang-cuoi-thai-ky-me-bau-chiu-kho-an-9-mon-nay-de-cuoc-vuot-can-de-dang-d19080.html

Theo Gia đình mới

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thang-cuoi-thai-ky-me-bau-chiu-kho-an-9-mon-nay-de-cuoc-vuot-can-de-dang/20210514040659124)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nhiều phụ nữ lo lắng việc ngồi làm việc quá lâu trước máy vi tính có thể gây nên tình trạng chuyển dạ sớm hoặc bị sảy thai.
  • Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi đặc biệt là sắt nên các tạng phủ như gan, lách, vị... đều bị hư tổn dẫn đến khí huyết không đủ nuôi dưỡng hoặc khả năng biến đổi chất bị suy yếu.
  • Mùa hè, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch để thỏa mãn đam mê của mình. Tuy nhiên để thực sự an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn đi du lịch trong tháng thứ tư, năm, sáu của thai kỳ và phải được chuẩn bị một cách cẩn thận.
  • Cổ nhân có câu “người chửa cửa mả”, ngắn gọn thế mà đã khái quát toàn bộ những nguy cơ mà người phụ nữ gặp phải trong thời kỳ mang thai và sinh nở.
  • Một nghiên cứu tại Mỹ được khảo sát trên 23.000 phụ nữ tại 9 quốc gia cho thấy, thai phụ béo phì, có bệnh lý tiểu đường khi mang thai, tăng quá cân trong thai kỳ thì các trẻ sinh ra sẽ nặng cân hơn.
  • Nước dừa cũng được dùng để thay thế các sản phẩm sữa, nhất là đối với những người không dung nạp được lactose thì có thể uống nước dừa mà vẫn nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Từ xa xưa, con người đã biết những tác động của thời tiết đến sức khỏe. Thai nghén là một tình trạng S*nh l* đặc biệt,
  • Những năm gần đây số thai phụ bị bệnh giang mai ở TPHCM ngày càng nhiều. Giang mai ở thai phụ rất nguy hiểm nhưng nhiều người không đi khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.
  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY