Cây thuốc quanh ta hôm nay

Thảo dược giúp ngủ ngon

Theo quan niệm của YHCT, đối với người mất ngủ, dùng Thu*c ngủ chỉ là trị phần ngọn, cần tìm ra nguyên nhân chính để trị tận gốc...
Theo quan niệm của YHCT, đối với người mất ngủ, dùng Thu*c ngủ chỉ là trị phần ngọn, cần tìm ra nguyên nhân chính để trị tận gốc, đồng thời bồi dưỡng cơ thể, duy trì nếp sống điều độ, tập thư giãn tinh thần, tập thể dục dưỡng sinh, biết cách ăn uống thích hợp... cần kết hợp nhiều mặt mới chấm dứt được căn bệnh này.

Sau đây xin giới thiệu một số thảo dược trị mất ngủ

Hạt sen: có tác dụng vào kinh tâm, tỳ, thận. Theo Đông y, hạt sen bổ tỳ dưỡng tâm, cố tinh an thần, thường dùng để trị mất ngủ và thần kinh suy nhược. Cách dùng hạt sen nấu chè, hoặc cho vào các món ăn khác như gà tần hạt sen,... Ngoài ra, củ sen nấu canh ăn, tâm sen dùng hãm nước uống cũng có tác dụng an thần giúp ngủ ngon.

Nhãn: cùi nhãn còn gọi long nhãn nhục: vị ngọt chua, tính bình. Nhãn có tính bổ dưỡng, bổ tâm tỳ thường dùng trị mất ngủ, thần kinh suy nhược, kém trí nhớ. Muốn giữ được lâu, người ta làm thành long nhãn, có thể nấu chè sen long nhãn vừa ngon lại ngủ tốt.

Táo: quả táo dùng trong Đông y có nhiều loại: hồng táo, đại táo, táo tây, táo ta đều có tác dụng tốt. Táo có vị ngọt tính ôn, tác dụng vào 2 kinh tỳ vị, có tác dụng bổ tỳ sinh tân dịch, ích khí an thần, hòa giải các vị Thu*c, hay dùng đại táo và hồng táo trong các bài Thu*c sắc, Thu*c hoàn và trong các món ăn như tần gà, chim,... Đặc biệt, nhân táo - vị Thu*c trong Đông y là toan táo nhân có tính bình, an thần gây ngủ tốt.

Củ súng: vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh tâm thận. Nó có tác dụng dưỡng tâm, bổ tỳ, ích thận, cố tinh dùng trị mất ngủ, suy nhược. Trong nhân dân thường dùng củ súng nấu canh ăn.

Rau nhút: có vị ngọt, tính hàn, không độc trơn hoạt, có tác dụng bổ trung, ích khí, làm dễ ngủ, mát dạ dày, mạnh bổ gân xương. Thường nấu canh rau nhút với lá vông non, khoai sọ, củ súng, tôm hay thịt nạc tùy thích.

Ngoài ra, nước ép quả cà chua chín pha với mật ong uống buổi tối giúp ngủ ngon. Trên đây là những món ăn dễ ngủ, đơn giản, dễ kiếm và không độc, có thể dùng thường xuyên.

BS. Nguyễn Phương Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thao-duoc-giup-ngu-ngon-6256.html)

Chủ đề liên quan:

dược thảo dược

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, trong đó có phương pháp sử dụng trà dược.
  • Nhiều người từng nghĩ cao hổ có thể chữa được bệnh đau xương, song Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, vì sức khoẻ của chính người dân, đừng sử dụng cao hổ.
  • Những ngày đầu xuân cũng là dịp diễn ra lễ hội ẩm thực đầy tính truyền thống và là dịp vui vẻ, quây quần cùng gia đình bạn bè sau cả năm dài bận rộn. Nhưng cũng chính trong những ngày này, chúng ta thường gặp những “trục trặc” về sức khỏe.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY