Cây thuốc quanh ta hôm nay

Thảo dược trị mất ngủ

Theo quan niệm của YHCT, đối với người mất ngủ, dùng Thu*c ngủ chỉ là trị phần ngọn, cần tìm ra nguyên nhân chính để trị tận gốc...
Theo quan niệm của YHCT, đối với người mất ngủ, dùng Thu*c ngủ chỉ là trị phần ngọn, cần tìm ra nguyên nhân chính để trị tận gốc, đồng thời bồi dưỡng cơ thể, duy trì nếp sống điều độ, tập thư giãn tinh thần, tập thể dục dưỡng sinh, biết cách ăn uống thích hợp... cần kết hợp nhiều mặt mới chấm dứt được căn bệnh này.

Sau đây xin giới thiệu một số thảo dược trị mất ngủ

Hạt sen: có tác dụng vào kinh tâm, tỳ, thận. Theo Đông y, hạt sen bổ tỳ dưỡng tâm, cố tinh an thần, thường dùng để trị mất ngủ và thần kinh suy nhược. Cách dùng hạt sen nấu chè, hoặc cho vào các món ăn khác như gà tần hạt sen,... Ngoài ra, củ sen nấu canh ăn, tâm sen dùng hãm nước uống cũng có tác dụng an thần giúp ngủ ngon.

Nhãn: cùi nhãn còn gọi long nhãn nhục: vị ngọt chua, tính bình. Nhãn có tính bổ dưỡng, bổ tâm tỳ thường dùng trị mất ngủ, thần kinh suy nhược, kém trí nhớ. Muốn giữ được lâu, người ta làm thành long nhãn, có thể nấu chè sen long nhãn vừa ngon lại ngủ tốt.

Táo: quả táo dùng trong Đông y có nhiều loại: hồng táo, đại táo, táo tây, táo ta đều có tác dụng tốt. Táo có vị ngọt tính ôn, tác dụng vào 2 kinh tỳ vị, có tác dụng bổ tỳ sinh tân dịch, ích khí an thần, hòa giải các vị Thu*c, hay dùng đại táo và hồng táo trong các bài Thu*c sắc, Thu*c hoàn và trong các món ăn như tần gà, chim,... Đặc biệt, nhân táo - vị Thu*c trong Đông y là toan táo nhân có tính bình, an thần gây ngủ tốt.

Củ súng: vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh tâm thận. Nó có tác dụng dưỡng tâm, bổ tỳ, ích thận, cố tinh dùng trị mất ngủ, suy nhược. Trong nhân dân thường dùng củ súng nấu canh ăn.

Rau nhút: có vị ngọt, tính hàn, không độc trơn hoạt, có tác dụng bổ trung, ích khí, làm dễ ngủ, mát dạ dày, mạnh bổ gân xương. Thường nấu canh rau nhút với lá vông non, khoai sọ, củ súng, tôm hay thịt nạc tùy thích.

Ngoài ra, nước ép quả cà chua chín pha với mật ong uống buổi tối giúp ngủ ngon. Trên đây là những món ăn dễ ngủ, đơn giản, dễ kiếm và không độc, có thể dùng thường xuyên.

BS. Nguyễn Phương Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thao-duoc-giup-ngu-ngon-n84556.html)

Tin cùng nội dung

  • Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoặt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Ít ngủ sẽ là “kẻ thù” số 1 dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ
  • Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm Thu*c.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Ama Kông là bài Thu*c bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực nổi tiếng có thành phần là các thảo dược quý hiếm của núi rừng Tây Nguyên hoang dại.
  • “Hành nghề y cốt là cái tâm, giúp người ta thì cứ giúp chứ tính toán làm gì. Vài chục ngàn sao có thể đem đi so sánh với sức khỏe con người”, ông Trúc tâm niệm.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY