Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Thắp ánh sáng xanh vì trẻ tự kỷ

Nhiều hoạt động đã và đang diễn ra không chỉ trong đời thực mà cả trên mạng xã hội nhân Ngày thế giới nhận biết về chứng tự kỷ, ngày 2/4 do Liên Hiệp Quốc chọn.

Trang Facebook của dự án Thắp đèn xanh vì trẻ em tự kỷ đang thu hút sự chú ý củacộng đồng. Nhiều thành viên kêu gọi nhau sưu tầm những hình ảnh màu xanh lơ để treo trên trang cánhân, vui chơi cùng trẻ em tự kỷ, đến các quán cà phê nơi trẻ tự kỷ làm việc...

Phụ huynh và thiếu nhi vui chơi trong chương trình "Light it up blue" (Thắp lên ánh sáng xanh lơ cho trẻ tự kỷ) tại khu vui chơi Fun House ở Nhân Chính, Hà Nội do CLB Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội tổ chức vào ngày...

Một bài thơ đăng tải tại trang Facebook của dự ángây nhiều xúc động:

"...
Có mấy ai chèo thuyền xuôi mái
Hiểu được người vượt thác sông sâu?
Nuôi con tự kỷ bao lâu
Mẹ càng mạnh mẽ dẫu đau trong lòng
Quyết không khóc dù đầy nước mắt
Mẹ yếu mềm ai vực con lên?"

"Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 nămđầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Bệnhcó thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vịxã hội.

Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội,khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạnhẹp và lặp đi lặp lại"

(Theo chuyên trang của Liên Hiệp Quốc về tựkỷ)

Nhiều hoạt động hưởng ứng ngày 2/4 đã được tổ chức. Chiều 31/3, CLB Gia đìnhtrẻ tự kỷ Hà Nội (http://www.tretuky.com) tổ chức chương trình hội thảo "Đồng hành cùng con"tại Trường tiểu học Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội). Các phụ huynh đã có dịp chia sẻ kinh nghiệmthực tiễn trong việc chăm sóc, giáo dục và can thiệp con tự kỷ.

Tối 1/4, CLB đãtổ chứcmột tối vui chơi cho các em mang tên "Lightit up blue" (Thắp lên ánh sáng xanh lơ cho trẻ tự kỷ) tại khu vui chơi Fun House ở Nhân Chính,Hà Nội. Sắp tới, sáng 14/4, CLB Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội tổ chức buổi khám, đánh giá, tư vấn miễnphí cho các bé trong CLB.

Ông Lâm Tường Vũ - chủ tịch CLB Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội - cho biết:"Chúngtôi rất mong người tự kỷ được đưa một cách rõ ràng vào Luật người khuyết tật, để trẻ tự kỷ khônggặp những vướng mắc về thủ tục giấy tờ. Mong sẽ sớm có những cơ sở y tế đủ năng lực đánh giá trẻ tựkỷ, có những tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm trẻ tự kỷ để phổ cập đến mọi người. Việc xây dựngmạng lưới giáo dục sao cho trẻ tự kỷ thuận lợi đến trường và hòa nhập cũng rất quan trọng".

Tại TP.HCM, trong hai ngày 30 và 31/3, Trường chuyên biệt Bim Bim phối hợpTrường chuyên biệt Ước Mơ và Trường chuyên biệt Tuổi Ngọc cũng đã tổ chức hội thảo miễn phí "Cácphương pháp và kỹ thuật dạy trẻ tự kỷ".

Chị Phạm Thị Kim Tâm -người sáng lập và hiện là quản lý Trường chuyênbiệt Tuổi Ngọc (Q.Bình Thạnh) - cho biết: "Các trường chuyên biệt cho trẻ tự kỷ vẫn thườngxuyên kết nối, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục, can thiệp trẻ tự kỷ.Chúng tôi chỉ mong ước các trường học dành cho trẻ bình thường sẽ có thêm các giáo viên chuyên biệtđể khi trẻ tự kỷ đến học sẽ được hỗ trợ đúng cách để hòa nhập".

Nhóm phụ huynh có con tự kỷ từng sinh hoạt với nhau từ những năm 2005 giờ đâyhầu như không còn gặp nhau nữa. Nhiều bạn khi con đã khá rồi, đi học được ở những trường bìnhthường thìkhôngmuốn ai nhắc đến chuyện con bị tự kỷ. Chính bố mẹ cũng muốn quênhết"cơn ác mộng" ấy. Dẫu không còn sinh hoạt chung nhưng nhiều phụ huynh vẫn âm thầm trợgiúp, góp ý cho những người vừa phát hiện con bị tự kỷ.

Thời điểm năm 2005 chưa có nhiều trường chuyên biệt nên cha mẹ có con tựkỷ rất bức xúc, hoang mang. Việc gặp gỡ, trao đổi thông tin, mời chuyên gia nóichuyện...là nhu cầu bức thiết. Còn bây giờ phần lớn phụ huynh đi sinh hoạt ngay tại cáctrường chuyên biệt vì dạng trường này ngày càng được mở nhiều ở TP.HCM.

Mới đây, nhân hội thảo "Các phương pháp và kỹ thuật dạy trẻ tự kỷ" docác trường Bim Bim, Ước Mơ, Tuổi Ngọc phối hợp tổ chức tại TP.HCM để hưởng ứng ngày 2/4, tôi gặplại một số gương mặt phụ huynh quá đỗi quen thuộc. Khó có thể diễn tả cảm giác vui buồn lẫn lộn khiấy.

Gặp người quen thì đương nhiên là vui rồi. Nhưng gặp lại sau bao nhiêu năm,vẫn trong những hội thảo như thế này, vẫn nghe nhiều chuyện buồn hơn vui. Một bạn có con tự kỷ đanghọc ở trường bình thường, cháu bị thầy cô phàn nàn suốt vì không tập trung, không biết ngày nào thìbị đuổi học. Bạn khác thì đứa con thứ hai cũng bị tự kỷ. Có mấy ai hiểu được nỗi đau của người cócon thứ hai bị, không phải nhân đôi mà phải nhân gấp bao nhiêu lần.

Một cô bạn khác còn gánh thêm nỗi đau mất người nương tựa. Cha của bé đã hoàntoàn suy sụp khi đứa conthứ hai -được xem như niềm hi vọng thay thế đứa anh -cónhiều dấu hiệu tự kỷ. Người chồng đã chọn cách dễ nhất là ra đi, để mặc mẹ con cô ấy tự xoay vớikhả năng kinh tế eo hẹp.

Một bạn khác thì bao năm rồi mà con tự kỷ vẫn thế, chẳng thấy tiến bộ gì mấy,chẳng thấy chút ánh sáng nào cuối đường... Mắt các bạn ấy mênh mông, vời vợi những nỗi muộn phiền,dù vẫn gượng cười vui…

Ngày hôm nay, 2/4, Ngày thế giới nhận biết về chứng tự kỷ, mặt trờivẫn mọc, Trái đất vẫn quay, mọi hoạt động vẫn như ngày thường vì nó rơi vào ngày thường.Ngày hôm nay, mọi hoạt động ở Trường chuyên biệt Tuổi Ngọc vẫn thế, các con vẫn đi bơi,học, ăn rồi ngủ...Có được bao nhiêu bé biết hôm nay là ngày cả thế giới nhìn vào mình, nhớđến mình, bàn về mình, làm bao nhiêu chuyện cho mình?

Thằng con tôi ngô nghê nói: "Hôm nay là ngày trẻ tự kỷ" mà nào có biết tronglòng mẹ nó hai chữ "tự kỷ" mang âm hưởng thế nào?Thôi, mà cũng còn đỡ đau lòng hơn những trẻlờ mờ nhận ra mình tự kỷ, thấy mình khác với trẻ bình thường nhưng lại không biết làm sao để vượtqua sự khác biệt ấy mà hòa đồng với mọi người. Rồi chúng không muốn đi học nữa, lại muốn quay ngượcvào thế giới của mình sau khi đã được mọi người trợ giúp thoát ra một lần.

Ngày hôm nay, dù không nói ra, trong lòng những người làm cha mẹ như chúng tôivẫn biết rõ: đó là ngày của con tôi, ngày của những thiên thần đi lạc vào chốn nhân gian. Cầuchúc các con luôn mạnh khỏe, chúc cho chúng ta càng mạnh khỏe hơn (cả về thể chất lẫn tinhthần) để có thể cùng con "trường kỳ kháng chiến" với tự kỷ.

Ước chi các con được các cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm hơn, để cóđược những ngôi trường mà các con được các bác sĩ, nhà chuyên môn, nhà giáo dục...thăm khám,điều trị, chăm sóc, dạy dỗ đúng khả năng, hợp sở thích. Cha mẹ có con tựkỷlớn tuổi cònmơ đến những trung tâm giáo dưỡng, dạy nghề để có thể gửi con khi mình nhắm mắt xuôi tay.

Hoặc chúng tôi mơ đến những thành phố nho nhỏ, biệt lập, nơi mà những người tựkỷ chức năng cao có thể sinh sống và làm việc với nhau dưới sự hỗ trợ và giám sát của nhân viêncộng đồng. Bởi lẽ, những ngườitự kỷ không đủ kỹ năng để sống độc lập như người bìnhthường.

Biết rằng có lẽ còn lâu lắm nước mình mới có được một số dịch vụ cho người tựkỷ mà các nước phát triển đã có, nhưng mơ thì cứ mơ thôi. Không ai đánh thuế giấc mơ mà!


AloBacsi.vn
Theo Tuổi Trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/thap-anh-sang-xanh-vi-tre-tu-ky-n64150.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy lợi ích rõ rệt của loại Thuốc này thì nó sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm nữa.
  • Có mối liên quan đáng kể giữa thiếu hụt kẽm và bệnh tự kỷ, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ tuổi.
  • Nghiên cứu cho thấy trẻ mắc chứng tự kỷ có những đặc điểm khuôn mặt khác biệt so với các trẻ không mắc chứng bệnh này...
  • Hiểu không rõ về tự kỷ khiến nhiều phụ huynh hoang mang khi vừa thấy vài biểu hiện “là lạ” ở con em mình.
  • Hiện nay, một số tổ chức xem tự kỷ như một cách sống hơn là bệnh nên không cần chữa, một số khác thì tìm cách chữa lành chứng bệnh này.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Nếu can thiệp trước 2 tuổi, trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%. Nhưng trên thực tế, gần 50% trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.
  • Các nhà khoa học Hà Lan vừa cho biết một trong những phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi là dùng ánh sáng trị liệu.
  • Mỗi kỹ năng sống giống như một cái cây: phải gieo hạt mới có, phải vun tưới mới nảy mầm, phải chăm sóc đúng mới xanh tươi. Khi huấn luyện cho con được kỹ năng nào đó, là mới chỉ xong phần “gieo hạt”.
  • Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh. Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY