Khoa học hôm nay

Tháp lọc khí khổng lồ giúp Ấn Độ đối phó ô nhiễm

Hệ thống tháp lọc khí cao 60 m và 18 m có thể bảo vệ người dân thủ đô New Delhi trước ô nhiễm không khí, bao gồm bụi mịn PM 2.5.

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã khai trương tháp lọc không khí đầu tiên của đất nước vào ngày 23-8, nhằm làm sạch không khí ở một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Theo Đài truyền hình NDTV, tháp lọc không khí cấu thành từ 40 chiếc quạt khổng lồ và 5.000 bộ lọc. Tháp cao khoảng 30m, hút không khí ô nhiễm từ trên cao, lọc, rồi bơm ra không khí sạch ở phía dưới.

Trang Indian Express cho biết tòa tháp có thể lọc được gần 1.000m3 không khí mỗi giây.

"Hôm nay là một ngày trọng đại đối với Delhi trong cuộc chiến chống ô nhiễm", thủ hiến New Delhi Arvind Kejriwal phát biểu tại buổi khai trương tòa tháp.

Vào năm 2019, ông Kejriwal đã gọi New Delhi là "phòng hơi ngạt" do tình trạng ô nhiễm quá mức. Không chỉ Delhi, ô nhiễm không khí đang là vấn đề lớn trên khắp Ấn Độ.

Một nghiên cứu của tạp chí The Lancet vào năm 2020 cho thấy trong năm 2019 có tới 1,67 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí.

Theo báo cáo của IQAir, New Delhi là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới trong 3 năm qua. IQAir là công ty công nghệ chất lượng không khí của Thụy Sĩ, đo chất lượng không khí dựa trên chỉ số bụi mịn PM2.5 - các hạt bụi mịn trong không khí có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo IQAir, không khí ở New Delhi thường xuyên vượt ngưỡng an toàn PM2.5 tới 20 lần. Các chuyên gia cho rằng thành phố này cần ít nhất 213 tháp lọc không khí mới có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm.

Tòa tháp đầu tiên khai trương hôm 23-8 sẽ là một thử nghiệm và các nhà chức trách sẽ nghiên cứu trong 2 năm để xác định tính hiệu quả.

Theo Đài NDTV, các nhà phê bình xem tháp lọc không khí là giải pháp tốn kém, trong khi giải pháp thực sự là hạn chế khí thải.

"Đây là một sự lãng phí tuyệt đối", Karthik Ganesan, nhà nghiên cứu từ Hội đồng Năng lượng, môi trường và nước (CEEW) - tổ chức nghiên cứu chính sách phi lợi nhuận có trụ sở tại Delhi, nhận xét.

Đài NDTV dẫn lời người đứng đầu CEEW là Tanushree Ganguly cho biết không có bằng chứng khoa học nào cho thấy tháp lọc có thể giảm thiểu mức độ ô nhiễm.

Dipankar Saha, cựu lãnh đạo Cơ quan Kiểm soát ô nhiễm trung ương Ấn Độ, bày tỏ quan ngại với mức giá 2 triệu USD của tòa tháp.

"Delhi cần lắp đặt bao nhiêu công trình với chi phí đầu tư cao như vậy?", ông Saha nói với báo Indian Express.

Vào năm 2018, Trung Quốc xây dựng tháp lọc không khí tương tự, cao khoảng 100m, ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Các nhà chức trách vẫn đang đánh giá hiệu quả của tháp, cho rằng kết quả sơ bộ rất hứa hẹn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/infographics/thap-loc-khi-khong-lo-giup-an-do-doi-pho-o-nhiem-4020153.html)

Tin cùng nội dung

  • Những bé này mới sinh ra đã... khổng lồ nhưng trông xinh và rất đáng yêu.
  • Dưới đây là một số loại đồng nghiệp quái vật nơi công sở bạn có thể gặp phải và cách để đối phó với họ.
  • Ở tuổi từ 48-52 là thời điểm mãn kinh của phụ nữ. Do những thay đổi nội tiết của cơ thể thường làm cho người phụ nữ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt, nóng bừng, khó ngủ....
  • Sau đợt rung lắc, mọi người đã hoảng nhưng vẫn tiếp tục làm. Một tiếng động mạnh, nhiều tiếng hét thất thanh, tiếng giáo đồ rầm rầm, tôi chới với rơi từ độ cao 25 mét rồi ngất lịm, anh Hoàng Thanh Mai, nạn nhân vụ sập giàn giáo ở Vũng Áng kể.
  • Việc mệt mỏi vào buổi chiều sẽ khiến bạn không còn làm việc năng suất và tỉnh táo như mong muốn nữa.
  • Bạn đã thật sự hiểu về tampon “urgo” (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 “người bạn” này như thế nào?
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY