Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Thấu cảm người già tuyệt vời như điều dưỡng viên chuyên nghiệp

Điều dưỡng viên được coi là nghề “làm dâu trăm họ” do công việc hàng ngày phải chăm sóc nhiều bệnh nhân với những tình trạng sức khỏe, tâm lý và nhu cầu điều trị khác nhau. Họ cũng là những người đầu tiên mà gia đình có thể tìm đến để học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho ông bà, cha mẹ.
Tại nước ta, điều dưỡng viên thường được biết đến qua một vài thông tin “hút mắt” như điều dưỡng Việt ở Đức kiếm 120 triệu đồng/tháng hoặc tình trạng các cơ sở y tế, bệnh viện trong 2 năm gần đây luôn kêu “khát” nhân lực điều dưỡng. Trên thực tế, bức tranh về người điều dưỡng (điều dưỡng viên) và nghề điều dưỡng ở các thành phố lớn tại nước ta sinh động hơn như vậy.

điều dưỡng viên – Họ là ai?

Khoảng 50% nguồn nhân lực y tế chăm sóc sức khoẻ tại nước ta là điều dưỡng; người điều dưỡng có mặt khắp mọi nơi về dịch vụ y tế từ bệnh viện đến cộng đồng; riêng tại bệnh viện, người điều dưỡng luôn bên cạnh bệnh nhân 24/24 giờ; và nghề điều dưỡng đa phần là nữ giới, do đó bản tính chu đáo, tận tâm rất thích hợp với nghề.

Theo nghiên cứu của Cục quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, trung bình mỗi điều dưỡng tại Việt Nam chăm sóc từ 6 đến 23 bệnh nhân. Họ là những người phụ trách công tác kiểm tra tình trạng của người bệnh hàng ngày, thay băng, truyền dịch, theo dõi sinh hiệu, thực hiện Thu*c cho bệnh nhân, ghi chú hồ sơ bệnh án cũng như chăm sóc toàn diện về dinh dưỡng, vệ sinh, nâng cao thể trạng cho từng người bệnh.

Với số lượng người cao tuổi tăng cao như hiện nay ở nước ta, khối lượng công việc của các nhân viên điều dưỡng đang ngày một nhiều hơn.

Là một trưởng điều dưỡng với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc tại một cơ sở dưỡng lão ở Thủ đô, chị Đặng T.T.chia sẻ: “Người lớn tuổi khi đau yếu thì tâm trạng thường không thoải mái. Họ thích được quan tâm chu đáo và đối xử nhẹ nhàng. Ví dụ, bữa trưa hôm nay mình thấy có cụ ăn ít, bỏ lại đồ ăn thừa. Mình sẽ nhìn vào đó để biết bệnh nhân có ăn ngon hay không mà điều chỉnh lượng ăn hoặc xem lại bệnh án và chế độ ăn hiện tại. Nói chung, ai đã làm điều dưỡng thì ngoài kỹ năng nghiệp vụ chăm sóc bệnh nhân, nắm rõ các loại Thu*c, cũng phải chú ý đến chuyện thông cảm và thấu hiểu được tâm lý các cụ”.

“Tại viện, người cao tuổi được tạo điều kiện để có đời sống vui khỏe bằng nhiều hoạt động giải trí như làm thơ, tập dưỡng sinh hay đón các đoàn khách từ thiện tới thăm viện. Trong trường hợp chăm sóc người già tại nhà, con cháu cần dành thời gian ở bên các cụ, có thể là đọc sách, báo, trò chuyện về người này người kia trong gia đình hoặc kể chuyện ngày xưa. Các hoạt động này nhằm giúp người cao tuổi được thư giãn tinh thần và giữ cho họ tránh khỏi tâm lý cô đơn. Ngoài ra các gia đình cũng nên khuyến khích các cụ tự vận động theo khả năng để duy trì chức năng của cơ xương khớp và giữ cho đầu óc được minh mẫn”, chị T. nói.

Về chuyện xử lý “vấn đề tế nhị”

Mấu chốt của một đời sống vui khỏe của người cao tuổi còn phụ thuộc vào một chuyện khá tế nhị là vấn đề vệ sinh thân thể. Người cao tuổi rất cần sự quan tâm của con cháu, nhưng đối với vấn đề nhạy cảm như vệ sinh cá nhân, họ lại muốn tự chủ để bảo vệ lòng tự tôn. Đôi khi do thiếu kiến thức và thiếu sự tinh tế, người thân thường mắc phải một số sai lầm như chủ động thực hiện hết cả quy trình, lựa chọn sản phẩm chăm sóc vệ sinh không phù hợp.

Theo chị T.,“Mỗi ngày các viện lão khoa thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân cao tuổi với chứng viêm loét và hoại tử vùng mông, vai và gót chân, nguyên nhân do nằm lâu một tư thế trên giường bệnh và vệ sinh không đúng cách. Do đó, ở vai trò điều dưỡng, chúng tôi thường trao đổi khá kỹ với người nhà bệnh nhân về việc phòng và xử lý những biến chứng có nguy cơ xảy ra với người bệnh, đặc biệt là vấn đề chăm sóc bài tiết”.

“Trước đây công việc này là phần tốn nhiều công sức nhất cho người chăm sóc do phải nâng trở cơ thể người bệnh, rồi thực hiện các công đoạn lau chùi cơ thể, thay quần áo, thay chăn ga bị tiêu bẩn. Khác với ngày trước, hiện nay việc sử dụng tã giấy người lớn đã giúp công việc này nhẹ nhàng và đơn giản hơn. Người nhà chỉ cần lưu ý chọn đúng loại tã giấy chất lượng tốt, không nên ham mua sản phẩm rẻ kém chất lượng”.

Cùng chung quan điểm này, Điều dưỡng trưởng Võ Lệ Thu, Bệnh viện Quốc tế Minh Anh, TP HCM nói: "Đối với những người bệnh nằm lâu, việc vệ sinh sạch sẽ khô thoáng là rất quan trọng. Bởi vậy, tã dán nên lựa chọn với thiết kế mỏng nhẹ và màng đáy dạng vải thoáng khí sẽ giúp người lớn tuổi hạn chế loét tì đè.”

Lựa chọn sản phẩm tã giấy chất lượng tốt cần chú ý tới nguồn gốc xuất xứ, tính năng bảo vệ chống trào và độ thấm hút. Ảnh: Tã dán Caryn cải tiến mới.

Là một trong những nhãn hàng tã giấy người lớn số 1 tại thị trường nước ta, với lịch sử hàng chục năm trong ngành tã giấy từ Nhật Bản và luôn đi đầu trong việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, Diana Unicharm tâm huyết giới thiệu mô hình chăm sóc toàn diện từ đất nước mặt trời mọc. Các sản phẩm tã giấy được khuyên dùng tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng đi lại của người tiêu dùng, kết hợp với phương pháp chăm sóc phù hợp.

Từ tháng 6/2017, Diana Unicharm ra mắt sản phẩm tã dán Caryn cải tiến mới dành cho người cao tuổi hạn chế đi lại. Ghi nhận những đánh giá tích cực từ thị trường nước ta với sản phẩm mới, tã dán Caryn cải tiến mới được đánh giá cao nhờ cải tiến Rãnh tiến siêu tốc kèm Vách chống trào kép, mang lại hiệu quả chống trào 4 chiều. Tìm hiểu thêm về mô hình chăm sóc Nhật Bản, các phương pháp chăm sóc người già khoa học và sản phẩm tã giấy phù hợp tại đây: www.caryn.com.vn./.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thau-cam-nguoi-gia-tuyet-voi-nhu-dieu-duong-vien-chuyen-nghiep-n139487.html)
Từ khóa: tã dán caryn

Chủ đề liên quan:

điều dưỡng tã dán caryn

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY