Sau cơn đột quỵ, bệnh nhân có thể phản ứng theo kiểu này, nhưng vài tuần sau đó lại theo kiểu khác. Một số bệnh nhân sau đột quỵ có thể phản ứng bằng sự buồn bã; một số khác lại vui vẻ. Những cảm xúc này có thể xảy ra do các nguyên nhân sinh học và tâm lý gây ra bởi đột quỵ. Những thay đổi này có thể biến đổi theo thời gian và có thể gây trở ngại cho việc phục hồi chức năng.
Cảm xúc thường khó kiểm soát, đặc biệt là ngay sau cơn đột quỵ. Một số thay đổi là kết quả của tổn thương thực thể và những thay đổi về mặt hóa học trong não do đột quỵ gây ra.
Một số thay đổi cảm xúc khác là phản ứng bình thường trước những thách thức, nỗi sợ hãi và sự chán nản mà một người có thể cảm thấy khi đang cố gắng đối mặt với những ảnh hưởng của đột quỵ. Thông thường, việc nói về những tác động của đột quỵ và ghi nhận những cảm giác này sẽ giúp bệnh nhân sau đột quỵ đối mặt và thích nghi với những cảm xúc đó.
Cảm xúc giả hành não, hay "cảm xúc biến thiên", "khóc phản xạ" hoặc "tâm trạng không ổn định" có thể gây nên những hiện tượng sau đây:
Trầm cảm sau đột quỵ có thể cần phải được điều trị. Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể là một trở ngại cho quá trình phục hồi của bệnh nhân. Đừng ngần ngại dùng Thu*c chống trầm cảm mà bác sĩ đã chỉ định. Những thay đổi cảm xúc thường gặp khác bao gồm:
Những câu hỏi có thể hỏi bác sĩ và y tá
Hãy dành vài phút để viết ra các câu hỏi mà bạn quan tâm để hỏi nhân viên y tế. Một trong số đó có thể là:
Tài liệu tham khảo
http://www.strokeassociation.org/idc/groups/stroke-public/@wcm/@hcm/documents/downloadable/ucm_309718.pdf