Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Trời lạnh, biết dấu hiệu này để cứu kịp thời người bị tim mạch

Việc bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với người mắc bệnh tim, không phòng ngừa có thể dẫn đến Tu vong.

Khi cơ quan nội tạng trong cơ thể gặp "trục trặc", chúng lập tức phát ra "tín hiệu cảnh báo". Thậm chí tín hiệu này còn được báo 2, 3 ngày trước khi phát bệnh. Nhưng đôi khi chúng ta lại không để ý tới. Việc bỏ qua này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với bệnh tim có thể dẫn đến Tu vong.Ngoài ra, thời tiết lạnh làm tăng tiết các Catecholamin trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Theo các bác sỹ bệnh tim mạch rất đa dạng, và biểu hiện với nhiều hình thái khác nhau vì vậy việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Trong đó hay gặp là người bệnh thấy thường xuyên mệt mỏi, khó thở, mức độ tăng dần. Ở trẻ nhỏ mắc bệnh tim mạch thường chậm phát triển thể chất, trẻ thường bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, hay bị viêm phổi tái diễn. Tuy nhiên khi có một trong các dấu hiệu dưới đây thì cần nghĩ mình mắc bệnh tim mạch.
Một ca phẫu thuật tim tại BV Trung ương Quân đội 108
10 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim bạn không nên bỏ qua
1. Chân tay lạnh
Dấu hiệu rõ nhất trong trường hợp trên chính là "xoa tay" liên tục. Nguyên nhân là do sau khi tim có vấn đề khiến tuần hoàn máu kém dẫn đến chân tay lạnh.
2. Tim đập nhanh
Nếu phát hiện tim đập nhanh mà không có bất kỳ nguyên nhân nào. Thời gian diễn ra trong 1 – 10 phút và thường xuyên xuất hiện sau khi vận động thể lực, tâm trạng bị kích động hoặc sau khi ăn no. Lúc này hãy nghĩ đến bệnh tim, và hầu hết đó là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.
3. Thở gấp
Thở gấp, chóng mặt khó thở cũng là một "dấu hiệu cảnh báo" quan trọng khi tim có vấn đề. Nguyên nhân do tim co bóp yếu dẫn đến thiếu oxy trong máu
4. Lo lắng, mất ngủ
Mất ngủ mặc dù trước đó chưa từng bị hoặc lo lắng không có rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo tim có vấn đề, phần lớn là nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân là do tim không được cung cấp đủ dưỡng khí.
Một số bệnh nhân mắc bệnh tim cho biết mấy tháng trước khi phát bệnh sẽ đột ngột có cảm giác lo lắng cực độ và mất ngủ.5. Đau vai cổ tay
Đau vai cổ tay không có triệu chứng nên đặc biệt cẩn thận. Loại đau này sẽ chuyển dịch. Vì khi tim thiếu máu sẽ phát tín hiệu đau qua thần kinh đến các cơ quan phụ cận như bả vai, cổ , cằm, cánh tay. Do vậy những cơ quan này sẽ có cảm giác đau.
Đặc điểm của những cơn đau này thường là hôm nay đau cổ, ngày mai chuyển sang đau cằm hoặc hôm nay đau mai lại không đau. Nếu thấy có hiện tượng đau chuyển dịch này hãy mau chóng đến bệnh viện thăm khám.
6. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Rất nhiều người mắc bệnh tim sau khi phát bệnh cho biết họ thường cảm thấy rất mệt mặc dù không làm việc gì. Loại mệt mỏi không rõ nguyên nhân này cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh.
7. Ra mồ hôi trộm, khó tiêu
Đột ngột ra mồ hôi và buồn nôn là triệu chứng điển hình của bệnh tim. Nó cũng là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu.
Nếu còn kèm theo thở gấp, mệt mỏi cực độ hoặc kèm theo đau, đầy bụng, có những cơn đau từ ngực xiên ra lưng, cánh tay, bả vai và họng thì hãy nhanh chóng đi khám. Nếu để quá 5 phút có thể sẽ Tu vong.
8. Sưng phù chân
Phù nề chân có thể do rất nhiều yếu tố gây nên. Ví dụ khi đang mang thai hoặc bị suy tĩnh mạch chi dưới, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của suy tim.
9. Thường xuyên đau nửa đầu
Thường xuyên đau nửa đầu là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể tới bạn. Trong cuộc sống có 12% số người thường xuyên bị đau nửa đầu, còn trong nhóm đối tượng bị bệnh tim tỉ lệ này tăng đến 40%.
10. Có cảm giác đau thắt khi đi bộ
Phần hông và cơ chân bị chuột rút, có cảm giác đau thắt nhưng biến mất sau vài phút nghỉ ngơi khi đi bộ hoặc cử động. Bạn không nên nghĩ những dấu hiệu này là do tuổi cao hoặc do thiếu vận động gây ra mà hãy nghĩ tới bệnh động mạch ngoại biên (PAD).
Nếu bạn có những dấu hiệu trên rất có khả năng bạn đã mắc bệnh PAD. Như vậy một nửa động mạch tim của bạn đã bị tắc. Nhưng không vì thế mà bạn hoang mang lo lắng vì PAD có thể điều trị khỏi.Theo Tiền Phong
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/troi-lanh-biet-dau-hieu-nay-de-cuu-kip-thoi-nguoi-bi-tim-mach-n392712.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Khi những khủng hoảng tức thời của cơn đột quỵ đã qua đi và bạn đã ổn định về mặt sức khỏe (bệnh lý), hãy xem xét các liệu pháp phục hồi chức năng với sự trợ giúp từ bác sĩ của bạn.
  • Sau cơn đột quỵ, bệnh nhân có thể phản ứng theo kiểu này, nhưng vài tuần sau đó lại theo kiểu khác. Một số bệnh nhân sau đột quỵ có thể phản ứng bằng sự buồn bã; một số khác lại vui vẻ. Những cảm xúc này có thể xảy ra do các nguyên nhân sinh học và tâm lý gây ra bởi đột quỵ. Những thay đổi này có thể biến đổi theo thời gian và có thể gây trở ngại cho việc phục hồi chức năng.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY