Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Cứu sống bệnh nhân thủng tạng rỗng có bệnh lý tim mạch phức tạp

(MangYTe) Vừa qua, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã phối hợp cấp cứu xử trí thành công cho bệnh nhân Nguyễn Bá D (61 tuổi, ở Hà Nội) bị thủng tạng rỗng có tiền sử bệnh lý tim mạch phức tạp.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân vào viện vì đau bụng dữ dội vùng thượng vị sau lan ra khắp bụng, bụng chướng, sốt cao, khó thở. Tại Bệnh viện, bệnh nhân tỉnh táo, dấu hiệu nhiễm trùng rõ, sốt 38 độ, nhịp tim chậm…

cuu song benh nhan thung tang rong co benh ly tim mach phuc tap
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân D sau ca phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn thành công.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, qua kiểm tra và thăm khám các bác sĩ đã nhanh chóng chẩn đoán bệnh nhân bị thủng tạng rỗng – một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, cần được phẫu thuật cấp cứu sớm, kèm theo suy tim.

Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu, tuy nhiên tình trạng bệnh lý tim mạch nặng, phức tạp tiên lượng nguy cơ có thể ngừng tim ngay khi gây mê hồi sức trong và sau mổ.

Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc bệnh viện đã hội chẩn liên khoa và quyết định đặt máy tạo nhịp tim tạm thời cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Sau đó kíp can thiệp Tim mạch do các bác sĩ Khoa Tim mạch lão học đã đặt máy tạo nhịp tim tạm thời cho bệnh nhân đảm bảo huyết động phục vụ cho ca mổ cấp cứu được diễn ra an toàn.

Khi tình trạng tim mạch của bệnh nhân tạm ổn định, bệnh nhân lập tức được gây mê phẫu thuật ổ bụng. Các bác sĩ nhận thấy tổn thương trong mổ: Lỗ thủng mặt trước hành tá tràng, kích thước 0,5x1cm trên nền ổ loét xơ trai, ổ bụng có nhiều dịch tiêu hóa và giá mạc. Các bác sĩ đã tiến hành khâu lỗ thủng, rửa sạch bụng, dẫn lưu rộng rãi. Sau mổ bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt và rất may sau 1 tuần sức khỏe bệnh nhân đã tiến triển tốt và tiếp tục điều trị tim mạch.

Tại Khoa Tim mạch lão học, các bác sĩ tiếp tục khai thác tiền sử bệnh được biết bệnh nhân D đã đi thăm khám nhiều nơi và phát hiện bị rối loạn nhịp tim nhiều năm nay với những triệu chứng như: Khó thở, hay bị hụt hơi, choáng váng. Kết quả kiểm tra thăm khám cho thấy bệnh nhân bị rối loạn dẫn truyền, block nhĩ thất độ III, nhịp tim của bệnh nhân: 35-40 lần/phút (chỉ số ở người bình thường khoảng 60 – 80 lần/phút).

Qua hội chẩn, các bác sĩ xác định cần đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn để đảm bảo bệnh nhân không bị nhịp chậm, tiến tới ổn định nhịp tim và làm giảm tiến triển suy tim, giảm nguy cơ đột tử. Ekip can thiệp do bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Hữu Nghị - Phụ trách Khoa Tim mạch cùng các y bác sĩ Khoa Tim mạch Bệnh viện đã cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn 2 buồng cho bệnh nhân.

Ngay sau đặt máy các thông số kỹ thuật của máy ổn định, sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt, các chỉ số đều ở mức bình thường ghi nhận nhịp máy tạo nhịp là >60 lần/phút. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Sau khi xuất viện bệnh nhân sẽ được hẹn kiểm tra máy tạo nhịp sau 1 tháng, sau 3 tháng, sau đó là 6 tháng/lần, mục đích là đánh giá tình trạng hoạt động của máy và tình trạng nhịp tim của bệnh nhân để điều chỉnh cho phù hợp.

Bác sĩ Nghị cho biết “Nếu không đặt máy tạo nhịp tim, bệnh nhân sẽ tiếp tục mệt mỏi, choáng ngất bất ngờ, giảm khả năng lao động cũng như sinh hoạt hàng ngày, có thể gây ngưng tim, thậm chí là đột tử”.

Liên quan đến ca bệnh này, bác sĩ chuyên khoa II Bùi Đức Duy – Phụ trách Khoa Ngoại Tiêu hóa cho biết thêm: “Đây là ca bệnh ngoại khoa thường gặp trong cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhân này có kèm theo bệnh lý nền là tim mạch phức tạp nên đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau, đặc biệt là Khoa Gây mê hồi sức và Khoa Tim mạch. Cũng chính nhờ sự phối hợp nhịp nhàng và khẩn trương của đội ngũ bác sĩ các khoa đã giúp bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần”.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân, nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh, đặc biệt là với những người có bệnh lý nền để được tư vấn điều trị thích hợp, kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Nguyễn Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Lao động thủ đô (http://laodongthudo.vn/cuu-song-benh-nhan-thung-tang-rong-co-benh-ly-tim-mach-phuc-tap-108600.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY