Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Những cây Thuốc trị bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp : theo BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Y học cổ truyền có nhiều cây thảo dược điều trị, hỗ trợ bệnh lý tim mạch rất tốt. Xin giới thiệu một số cây có tác dụng trong bệnh lý tim mạch thông qua một số hoạt chất có chứa trong vị dược liệu từ cây.

Những cây Thuốc chữa cơn đau thắt ngực

Đan sâm (Radix Salviae Milliurrhizae): rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm. Đan là đỏ, sâm là sâm, vì rễ cây này giống sâm và có màu đỏ. Đan sâm là loại cỏ sống lâu năm, cao 30 - 80cm. Cây di thực vào Việt Nam, đã gây giống ở Tam Đảo. Thu hoạch rễ vào mùa đông. Đan sâm có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết.

Đặc hiệu trên tim và mạch vành, chữa co thắt động mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não.

Tam thất (Radix Pseudo Ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. Tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, được trồng ở Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai (Mường Khương), Cao Bằng..., mọc ở vùng núi cao 1.200 - 1.500m. Thành phần hóa học đã được nghiên cứu là 2 chất saponin (arasaponin A và B). Nhân dân ta coi tam thất là một vị Thuốc bổ, dùng thay nhân sâm.

Đối với tim mạch, tam thất có tác dụng tiêu huyết ứ, bổ huyết, chữa các chứng đau do huyết ứ trệ (như co thắt động mạch vành, rối loạn tuần hoàn ngoại biên...).

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/nhung-cay-thuoc-tri-benh-tim-mach-benh-cao-huyet-ap-theo-bsckii-huynh-tan-vu)

Tin cùng nội dung

  • Bài viết của lương y Phan Công Tuấn dưới đây xin góp một tiếng nói giúp cho các nhà nghiên cứu, góp phần định danh và phổ biến thêm công dụng của cây Thuốc lạ chữa rắn cắn đã được giới thiệu trên báo Sức khỏe và đời sống.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Đây là cây Thuốc cần được giới chuyên môn nghiên cứu thêm. Việc nó có tác dụng chữa rắn cắn như thế nào cũng cần được làm sáng tỏ.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, hoa hòe vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh can, đại tràng, có công năng lương huyết, chỉ huyết, dùng trong các trường hợp huyết nhiệt,
  • Trên vùng núi cao phía Bắc, đồng bào dân tộc thường dùng cây chè dây, một loại cây leo mọc hoang trong rừng làm Thuốc chữa các bệnh đau bụng có triệu chứng là đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua và mất ngủ.
  • Trong Đông y, ngân hạnh thường được dùng điều trị hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, lao phổi, đái dắt, di tinh, bạch đới...
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Cùng với nhân sâm, linh chi,... tam thất cũng được coi là một vị Thuốc quý từ xa xưa.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY