Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thay đổi tâm S*nh l* trước và sau khi sinh em bé

Cùng với thay đổi vể nội tiết, stress, trầm cảm... là các rối loạn tâm S*nh l* mà phụ nữ mang thai và sau khi sinh em bé rất dễ gặp.

Nguyên nhân thay đổi tâm tính khi có em bé

Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormon estrogen, progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết một số hormon tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormon buồng trứng. Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khỏe và sự thanh thản trí óc. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nói cách khác thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.

Cùng với các thay đổi về nội tiết, các yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi như : Mang thai ngoài ý muốn; làm mẹ đơn thân; sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, kinh tế khi mang thai;thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình;không nhận được sự chia sẻ của người chồng; áp lực giới tính của con... cũng là những yếu tố thúc đẩy phát sinh các rối loạn tâm thần kinh cho phụ nữ trước và sau sinh.

Những rối loại tâm lý thường gặp trước và sau sinh em bé

Trầm cảm:

Quá lo lắng về tương lai làm mẹ của mình, thai phụ có thể gặp vấn đề về giấc ngủ,  mộng du, ác mộng; có nỗi buồn dai dẳng, suy nghĩ về cái ch*t hoặc Tu tu…

Chứng trầm cảm gây hậu quả không tốt với thai phụ và thai nhi. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai phát triển không tốt, đứa trẻ sinh ra có thể mắc chứng tự kỷ, chậm phát triển.

Trầm cảm thai kỳ không có nghĩa là người đó sẽ trầm cảm sau  sinh. tuy nhiên khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nặng trong thai kỳ tiếp tục bị trầm cảm sau sinh. điều trị trong thời gian mang thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ trầm cảm sau sinh.  biểu hiện của trầm cảm sau sinh có thể ở các mức độ khác nhau. nhẹ thì hay khóc, dễ xúc động không rõ nguyên nhân; người luôn mệt mỏi. trầm cảm nặng là mẹ cảm thấy lo lắng, sau trở nên buồn rầu, cáu gắt vô cớ, có những hành vi kỳ quặc đối với đứa con mới đẻ.

Stress:

Phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn so với người khác, với nhiều biểu hiện khác nhau như buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp… Có rất nhiều phản ứng  tiêu cực của stress trong thai kỳ.

Thai phụ bị stress có thể gây tác hại lập tức và dài hạn cho thai, làm thời gian thai kỳ ngắn hơn, dễ sinh non, thai ch*t lưu - hay gặp ở 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu stress xảy  ra ở 3 tháng cuối thì nguy cơ cao nhất là thai sinh nhẹ ký. Các bà mẹ trẻ bị stress trong thời gian “bầu bí” có thể khiến cho đứa trẻ sau này mắc bệnh hen suyễn và dị ứng. Stress trong suốt thời gian mang thai có thể ảnh hưởng lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ dẫn đến giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ về sau.

Rối loạn hành vi:

Thông thường sau 2 tuần sau sinh, sản phụ mắc rối loạn hành vi hay buồn rầu, khóc lóc vô cớ, mất  định hướng về không gian và thời gian, lo lắng quá mức vì sợ mắc bệnh hiểm nghèo, ít chú ý đến vệ sinh cá nhân, ăn mặc lôi thôi, hành vi thô bạo, xúc phạm người xung quanh. Nặng hơn, người mẹ có thể bỏ mặc con, hành hạ con thậm chí giết hại hoặc tự sát.

Rối loạn hành vi thường gặp sau 2 tuần sinh em bé. Ảnh minh họa

Đồng hành với người phụ nữ vượt qua rắc rối

Trong thời kỳ thai nghén, nếu có các rối loạn nhẹ, người vợ cần được sự động viên, nâng đỡ của chồng, gia đình. Thai phụ cần được nghỉ ngơi, thoải mái, làm việc nhẹ nhàng, tập thể dục và thư giãn hợp lý.

Ở thời kỳ sau đẻ, những người bị trầm cảm nhẹ nếu được khuyên giải, động viên, nâng đỡ thì phần lớn sẽ trở lại bình thường.

Những trường hợp trầm cảm nặng và có rối loạn hành vi cần được đưa vào các bệnh viện chuyên khoa tâm thần để được điều trị.

Khi bệnh đã tạm ổn định, người mẹ cần được nâng đỡ để tránh mặc cảm.Về những hậu quả mà họ gây ra trong thời gian bị bệnh, nếu cần cho biết cũng phải thông tin một cách từ từ.

Để giúp đỡ những phụ nữ này, chồng và người thân cần quan tâm, theo dõi động viên để họ vượt qua được giai đoạn khó khăn, chăm chút cho thiên thần bé bỏng mới chào đời được khỏe mạnh.

BS.Thu Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thay-doi-tam-sinh-ly-truoc-va-sau-khi-sinh-em-be-n198356.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh ở những người lần đầu làm mẹ.
  • Đối với hầu hết phụ nữ, sinh con là một trải nghiệm tích cực, sự ra đời của một đứa trẻ được chào đón với niềm hân hoan và sung sướng.
  • Trầm cảm sau sinh là rối loạn trầm cảm xảy ra trong vòng 30 ngày ngay sau khi người phụ nữ sinh con. Hậu quả của rối loạn này nặng nề nhất là người mẹ giết con
  • Có nhiều phụ nữ sau khi sinh con xuất hiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm như: mất hứng thú trong cuộc sống, ăn không ngon, có cảm giác tội lỗi...
  • Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Nhận biết sớm và hiểu đúng về tình trạng này có vai trò rất quan trọng trong việc giúp phụ nữ sau sinh vượt qua được giai đoạn này. Dưới đây là một vài sự thật về trầm cảm sau sinh bạn cần biết:
  • Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện những chỉ dấu trong thành phần máu giúp sớm chẩn đoán nguy cơ trầm cảm của phụ nữ mang thai.
  • Trầm cảm sau sinh là tình trạng mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Tình trạng này có thể khiến người mẹ bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thậm chí hoang tưởng, luôn lo sợ con mình sẽ bị hại, không chăm sóc con được tốt,…
  • Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.
  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY