Dinh dưỡng hôm nay

Thêm 1 trẻ bị đuối nước thương tâm tại bể bơi: Bố mẹ cần nằm lòng điều này để kịp cứu con khi gặp họa

GiadinhNet - Mùa hè là thời điểm nhiều gia đình, cơ quan tổ chức đi tắm biển, bố mẹ cho con đi bơi hay thanh niên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông, suối... làm nguy cơ bị đuối nước tăng cao.

GiadinhNet - Mùa hè là thời điểm nhiều gia đình, cơ quan tổ chức đi tắm biển, bố mẹ cho con đi bơi hay thanh niên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông, suối... làm nguy cơ bị đuối nước tăng cao.

Mới đây, theo thông tin từ UBND xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) tại bể bơi của doanh nghiệp tư nhân Thọ Mười đóng trên địa bàn đã xã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến cháu L.Đ.K. (6 tuổi, trú tại thôn 2, xã Thọ Vực) Tu vong. 

Mỗi năm, nước ta có khoảng 3.500 trẻ bị ch*t đuối. Ảnh TL

Ngay trước đó vài ngày, trên địa bàn thị trấn Đắk Mâm (huyện Krông Nô, Đắk Nông) cũng xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm hai cháu nhỏ Tu vong. Hai nạn nhân được xác định là cháu Y Đ. L. (8 tuổi) và Y N. (9 tuổi) là anh em ruột trong một gia đình. 

Trên thực tế, theo số liệu thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 3.500 trẻ bị ch*t đuối, trong đó độ tuổi từ 0 - 4 chiếm tỷ lệ cao nhất. Tình trạng đuối nước ở trẻ lớn được ghi nhận nhiều vào mùa hè, tiết trời nắng nóng, mùa mưa lũ…

Nguyên nhân do bố mẹ, người chăm trẻ và chính bản thân trẻ còn chủ quan, chưa biết nguyên tắc an toàn với môi trường nước, chưa biết bơi, chưa có kinh nghiệm cứu đuối nước và sơ cấp cứu.

Do vậy, PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) đã đưa ra một số hướng dẫn cơ bản về cách sơ cứu người bị đuối nước như sau:

- Khi gặp người đuối nước cần gọi người xung quanh đến hỗ trợ.

- Ưu tiên xác định được tình trạng ngừng tuần hoàn để tiến hành hồi sinh tim phổi càng sớm càng tốt, nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ.

- Thổi ngạt bằng cách hít một hơi thật sâu rồi ngậm miệng nạn nhân thổi một hơi thật mạnh, lặp lại lần thứ 2, việc này cần phải tiến hành ngay khi có thể, khi nạn nhân đã được kéo đến chỗ nông hơn, ít nguy hiểm hơn, khi chân người cứu chạm đất.

Sơ cứu đúng cách có thể cứu sống nạn nhân bị đuối nước. Ảnh TL

- Nếu nạn nhân không tỉnh trở lại sau 2 lần thổi ngạt đủ mạnh làm ngực phồng lên thì cần tiến hành ngay hồi sinh tim phổi kết hợp ép tim và thổi ngạt: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên bờ, đặt cườm tay lên giữa ngực ép mạnh xuống, tốc độ nhanh 120 lần/phút; cứ sau 30 lần ép tim như thế, thổi ngạt 2 lần. Có thể sốc điện nếu có nhịp nhanh thất, rung thất. Phải làm liên tục cho đến khi có đơn vị cấp cứu ngoại viện, nhân viên y tế đến hỗ trợ.

- Không làm nghiệm pháp Heimlich và tuyệt đối không được dốc ngược nạn nhân để nước tống ra từ phổi, vì theo các nghiên cứu chẳng có giá trị gì. Không nên mất thời thời gian, cần tập trung để thổi ngạt và ép tim cho nạn nhân.

- Cởi bỏ quần áo ướt cho nạn nhân đồng thời làm ấm cơ thể nạn nhân.

- Tập trung cấp cứu nạn nhân liên tục, kiên trì hàng giờ. Chỉ chuyển nạn nhân đến bệnh viện khi đã thở trở lại, khi tuần hoàn được tái lập. Vận chuyển bằng xe chuyên dụng, kể cả người đã tự thở vẫn có nguy cơ suy hô hấp sau đó do nước đã vào phổi, nên vẫn phải vận chuyển vào bệnh viện. 

Để chủ động phòng ngừa đuối nước ở trẻ em, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện các biện pháp sau:

1. Làm cửa chắn và rào chắn quanh nhà nếu nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ.

2. Làm rào chắn quanh ao, hố nước, rãnh nước gần nhà nơi trẻ dễ tiếp cận và có nguy cơ bị đuối nước.

3. Đặt biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ gây đuối nước (hồ, ao, mương, máng, sông, ngòi, vùng nước xoáy).

4. Sử dụng nắp đậy bằng vật liệu cứng, an toàn cho bể nước, giếng khơi, dụng cụ chứa nước (lu nước, thùng nước, chậu nước, bồn tắm,…)

5. Giám sát kỹ trẻ khi đến khu vực có nước và không để trẻ dưới 6 tuổi ở một mình trong bồn tắm.

6. Đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông.

7. Cho trẻ tham dự các lớp học kiến thức an toàn dưới nước, lớp học bơi và kỹ năng sống sót, lớp sinh hoạt hè do địa phương tổ chức.

8. Mặc áo phao cho trẻ khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy (tàu, xuồng, thuyền, đò).

9. Khi gặp trẻ đuối nước cần gọi người hỗ trợ, chỉ cứu trẻ bị đuối nước nếu biết bơi và biết cách cứu đuối.

N.Mai

Hai anh em đuối nước khi đi câu cá

Tin liên quan

    Tê tay khi ngủ dậy, vì sao?

  • Tóc bé gái 5 tuổi rụng từng mảng vô cùng đáng sợ, lý do là chơi với thứ này trong nhà
  • 3 thời điểm nên tránh ăn trái cây để không bị tăng cân
  • Những chị em có ý định 'đẻ không đau' nên biết điều này để tránh nguy hiểm đến tính mạng

var tagparam = ["chet-duoi","ky-nang-song","song-khoe","tre-bi-duoi-nuoc"];

Nguồn: giadinh.net.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d3050ed33308547fb6e893c)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY