Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Thêm 1 vắc-xin COVID-19 có kết quả thử nghiệm hứa hẹn, cuộc đua sản xuất vắc-xin càng kịch tính!

Một loại vắc-xin COVID-19 của Anh đã cho kết quả đầy hứa hẹn trong giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu.

Thử nghiệm ở giai đoạn đầu cho thấy vắc-xin này "an toàn, gây ít tác dụng phụ và tạo những phản ứng miễn dịch mạnh", theo kết quả được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo vẫn còn quá sớm để biết liệu kết quả trên có đủ an toàn hay không và các thử nghiệm cần được thực hiện trên quy mô lớn hơn hiện vẫn đang được tiến hành.

Vắc-xin được phát triển bởi Đại học Oxford, có tên gọi là ChAdOx1 nCoV-19, sử dụng adenovirus tinh tinh làm vắc-xin vector.

Vắc-xin của Đại học Oxford được tạo ra từ một loại virus biến đổi gen gây cảm lạnh thông thường ở loài tinh tinh, sau đó được biến đổi để biểu hiện có lượng protein giống với virus corona ở mức cao, nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ trong cơ thể chúng ta.

Chính phủ Anh đã đặt hàng 100 triệu liều vắc-xin. Các thử nghiệm có sự tham gia của 1,077 người trưởng thành khỏe mạnh trong khoảng thời gian từ ngày 23/4 đến ngày 21/5 cho thấy, sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể họ tạo ra các kháng thể và tế bào bạch cầu có thể chống lại COVID-19 và nó không tạo ra bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng.

Giáo sư Sarah Gilbert, Đại học Oxford, Anh, cho biết: "Vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi chúng tôi có thể xác nhận liệu vắc-xin của chúng tôi có giúp kiểm soát đại dịch COVID-19 hay không, nhưng những kết quả ban đầu này là rất hứa hẹn.

Bên cạnh việc tiếp tục thử nghiệm vắc-xin trong giai giai đoạn ba, chúng tôi cần tìm hiểu thêm về virus chẳng hạn như chúng tôi vẫn không biết cần kích thích mức phản ứng miễn dịch như thế nào để bảo vệ cơ thể hiệu quả trước sự lây nhiễm của virus Sars-Cov-2.

Nếu loại vắc-xin của chúng tôi có hiệu quả, đó là một lựa chọn rất tiềm năng vì những loại vắc-xin như này có thể được sản xuất trên quy mô lớn.

Một loại vắc-xin thành công trong việc chống lại virus Sars-Cov-2 có thể được sử dụng để ngăn ngừa sự lây nhiễm, mắc bệnh và Tu vong trong toàn dân, với những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao như nhân viên bệnh viện và người lớn tuổi cần được ưu tiên tiêm vắc-xin trước.

Các nhà khoa học cho biết thử nghiệm hiện tại là "quá sơ bộ" để xác nhận xem vắc-xin mới có giúp bảo vệ cơ thể và chống lại virus corona hay không.

Một loại vắc-xin lý tưởng sẽ có hiệu quả sau một hoặc hai lần tiêm chủng, với người già và những người có tiền sử bệnh, chúng bảo vệ cơ thể tối thiểu sáu tháng và làm giảm lây truyền virus sang những người tiếp xúc. Các thử nghiệm vắc-xin trong giai đoạn 3 hiện được tiến hành ở Brazil, Nam Phi, trong khi các thử nghiệm giai đoạn 2 đang được tiếp tục thực hiện ở Anh.

Nguồn: Huffpost

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/them-1-vac-xin-covid-19-co-ket-qua-thu-nghiem-hua-hen-cuoc-dua-san-xuat-vac-xin-cang-kich-tinh-20200721135253033.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY