Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Cách chọn Thuốc ho cho con

Ho là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khí hậu nóng, ẩm chính là cơ hội cho các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp phát triển.
Ho là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khí hậu nóng, ẩm chính là cơ hội cho các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp phát triển. Khi mắc bệnh, ho là triệu chứng phổ biến nhất. Đó là một cơ chế S*nh l* bảo vệ cơ thể. Việc dùng Thuốc ho hiện nay thế nào cho đúng và hiệu quả vẫn là vấn đề cần phải quan tâm.

Ho là một phản xạ của cơ thể để tống đờm trong đường hô hấp ra ngoài. Tuy nhiên, đôi khi phản xạ này lại gây phiền toái cho trẻ trong sinh hoạt, trong giấc ngủ và khi ăn uống. Đây là lý do khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và tự đi tìm mua Thuốc ho cho trẻ uống. Nếu dùng các loại Thuốc ho không phù hợp có thể sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc như làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, thậm chí ngộ độc, nếu nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng của trẻ. Vì thế, việc chọn Thuốc ho như thế nào cho phù hợp, có hiệu quả là điều hết sức quan trọng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Các loại Thuốc sau thường dùng để trị ho:

Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, ức chế trung tâm ho (ví dụ như tecpin-codein, dextromethorphan, opium) có tác dụng làm dịu cơn ho, nhất là ho khan. Thuốc cũng gây ức chế trung tâm hô hấp, vì vậy không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, trẻ bị suy hô hấp, hen phế quản.

Thuốc ho có tác dụng làm loãng đờm, tan đờm (acetylcystein, carbocistein, bromhexin, ambroxol...) có tác dụng làm đờm loãng ra và dễ dàng bị tống ra ngoài đường hô hấp. Thuốc nên dùng trong trường hợp trẻ ho có đờm hoặc đờm tiết ra đặc quá không khạc ra được. Không dùng trong trường hợp trẻ bị suy hô hấp hoặc hen phế quản vì khi đó đờm được tiết ra nhưng không vận chuyển ra ngoài được, làm gia tăng sự tắc nghẽn ở phế quản và phổi. Loại Thuốc này không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Thuốc cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày nên thận trọng trong trường hợp trẻ bị viêm loét dạ dày.

Thuốc ho có tác dụng chống dị ứng như promethazin, clopheniramine... Các Thuốc này có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa họng và giảm ho, nhất là ho do dị ứng. Bên cạnh đó, Thuốc có tác dụng gây ngủ nên làm giảm ho về ban đêm. Nhưng tác dụng gây ngủ sẽ làm cho trẻ đi học dễ ngủ gà trên lớp. Ngoài ra, Thuốc còn gây cho trẻ khô miệng, chán ăn và táo bón.

Thuốc có tác dụng co mạch chống sung huyết như pseudoephedrin, giảm sung huyết mũi, chống nghẹt mũi. Thuốc này thường phối hợp với các thành phần trên để tăng tác dụng trị ho và cúm, làm thông mũi. Vì tác dụng co mạch, tăng nhịp tim nên không dùng cho trẻ bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Ngoài ra, Thuốc gây kích thích nhẹ nên trẻ uống có thể khó ngủ, chán ăn.

Ngoài những Thuốc ho nói trên còn có rất nhiều bài Thuốc y học cổ truyền có công dụng chữa ho là thảo dược lành tính và mang lại hiệu quả điều trị cao. Đặc biệt, trong đó phải chọn lựa các loại thảo dược an toàn cho cơ thể trẻ nhỏ như húng chanh, khuynh diệp, mật ong, vỏ quýt, núc nác... hiệu quả trị ho của các loại Thuốc cổ truyền này đã được kiểm chứng hàng ngàn năm qua do đó Thuốc trị ho thảo dược luôn là lựa chọn hàng đầu của các bậc cha mẹ.

Mời độc giả đón đọc phần 2:"vào lúc 14h ngày 11/8/2015

PGS.TS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-chon-thuoc-ho-cho-con-15527.html)

Tin cùng nội dung

  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm vì nếu quá nhiều đạm sẽ dẫn tới thiếu canxi. Lượng thực phẩm nên từ 120-150g thịt/cá/trứng... và 50g đậu/đỗ, vừng, lạc.
  • Trẻ không thích ăn rau là nỗi băn khoăn của rất nhiều ông bố bà mẹ, trong khi đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin… rất tốt cho cơ thể.
  • Sữa và bánh mỳ có thể hành hạ bạn đến khổ sở nếu ăn nhiều, bởi chúng nằm trong danh sách những thực phẩm gây táo bón kéo dài.
  • Các nhà khoa học ĐH Florida (Mỹ) vừa cho biết khả năng hoạt động của hệ miễn dịch được tăng cường ở những người thường xuyên dùng nấm hương.
  • (Mangyte) - Hệ thống miễn dịch bao gồm các cơ quan nội tạng, protein, mô và các tế bào cùng hoạt động để loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể.
  • Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, cơ quan phòng thủ cuối cùng của mỗi người, nhằm chống lại sự xâm nhập của bệnh tật. Nếu không có hệ miễn dịch, con người dễ dàng bị các loại virus, vi khuẩn và ô nhiễm môi trường tấn công.
  • Hệ miễn dịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người, bảo vệ cơ thể hạn chế các vi khuẩn, vi rut gây bệnh …
  • Trong bộn bề của cuộc sống, con người thường bị cuốn vào những guồng quay của công việc, bận rộn của cuộc sống, họ thường quên đi mình phải “sống” như thế nào, tận hưởng ra sao…. Nhiều khi nó trở thành một căn bệnh trong tâm hồn mỗi người.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.