Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Theo sát diễn biến để chống dịch

Để ứng phó với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều biện pháp, nhiều mô hình mới đã được Bộ Y tế và các địa phương xây dựng, áp dụng. Mới đây nhất là mô hình Trạm Y tế lưu động do Bộ Y tế xây dựng, thí điểm tại TP Hồ Chí Minh.

Thành lập Trạm Y tế lưu động

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại TP HCM, trạm y tế xã/phường/thị trấn lưu động có chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.

Bên cạnh đó, trạm y tế lưu động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi người nhiễm covid-19 tại nhà và tại cộng đồng, xét nghiệm covid-19, tổ chức cách ly f0 tại nhà hoặc nơi cách ly tập trung, hướng dẫn xét nghiệm bằng xét nghiệm nhanh, tiêm chủng vaccine phòng, chống covid-19 và khám, điều trị, cấp Thu*c cho người mắc các bệnh khác.

Mô hình này có thể giúp người bệnh F0 được cấp cứu kịp thời tại chỗ, giảm u nguy cơ chuyển nặng và Tu vong.

Ông sơn cho biết, tuỳ tình hình dịch covid-19 trên địa bàn, mỗi xã, phường, thị trận có thể thiết lập một hoặc nhiều trạm y tế lưu động, đảm bảo mỗi cụm dân cư có khoảng 50-100 trường hợp nhiễm covid-19 được cách ly tại nhà thì có một trạm y tế lưu động. mỗi trạm y tế lưu động có tối thiểu 5 nhân viên y tế, trong đó có ít nhất 1 bác sĩ phụ trách, còn lại là điều dưỡng và các nhân viên y tế khác, có tối thiểu 1 nhân viên y tế nắm rõ địa bàn dân cư được giao.

Còn theo bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long, trước đây, mỗi xã, phường có 1 trạm y tế, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay thì cần thiết bố trí nhiều hơn, nhất là đối với khu vực đông dân cư, nhiều người nhiễm covid-19 như tp hcm. mỗi trạm y tế lưu động cần có ít nhất 2 bình oxy loại 5 lít, túi oxy và 2 mặt nạ thở oxy và các phụ kiện cần thiết khác để sử dụng oxy cho người bệnh...

Có thể nói, mô hình trạm y tế lưu động là một phần trong việc thực hiện chiến lược điều trị f0 tại nhà của bộ y tế. còn theo theo gs.ts nguyễn gia bình - chủ tịch hội hồi sức cấp cứu và chống độc việt nam, tổ trưởng tổ hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch, có thể coi đây là tầng 1 trong mô hình điều trị tháp 3 tầng được bộ y tế triển khai.

Nhanh chóng phát hiện F0

Tới thời điểm này, Hà Nội đã và đang thực hiện xét nghiệm diện rộng đợt 2 trên địa bàn. Qua thực hiện xét nghiệm diện rộng đã phát hiện một số mẫu dương tính, chủ yếu là những người sống ở khu vực đang thực hiện cách ly y tế hoặc sinh sống trong khu vực nguy cơ cao.

Trao đổi với phóng viên báo đại đoàn kết, gs nguyễn anh trí nhận định, hà nội đã hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh covid-19 bằng những biện pháp rất kịp thời. chiến dịch xét nghiệm, truy vết f0 rất mạnh đang diễn ra với hàng trăm nghìn người được xét nghiệm mỗi ngày, nhưng số lượng f0 phát hiện ra lại không tăng đột biến chứng tỏ chúng ta đang chống dịch hiệu quả.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của những chùm ca bệnh mới, ví dụ như tại khu chung cư Linh Đàm cho thấy việc công tác phòng, chống dịch của Hà Nội có hiệu quả nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn. Nguy cơ bùng phát dịch vẫn thường trực.

Theo ông Trí, Hà Nội cần thực hiện chặt chẽ hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch đã được đề ra như xét nghiệm, truy vết quyết liệt để phát hiện ra F0 một cách nhanh nhất. Cùng đó ông Trí cho rằng Hà Nội cần đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 bên cạnh xét nghiệm, truy vết F0.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/theo-sat-dien-bien-de-chong-dich-5662910.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY