Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Thi tốt nghiệp THPT 2020: Giáo viên dạy văn đánh giá thế nào về đề văn?

Thi tốt nghiệp THPT: Đề văn dài, học sinh kêu không kịp viết hết ý!

Đề văn thi tốt nghiệp THPT 2020 năm nay có bố cục 2 phần (đọc hiểu và làm văn). Phần đọc hiểu là đoạn trích từ cách sống từ bình thường trở nên phải phi thường, Inamori Kazuco.

Phần làm văn, yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

Và phân tích đoạn trích trong bài "Đất nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Sau khi có đề, cô Phạm Thị Thu Phương – GV môn Ngữ Văn tại Tuyensinh247.com bước đầu có những nhận xét, cụ thể:

I. Nhận xét chung:

 Đề Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2020 (09/08/2020)  giữ nguyên cấu trúc của đề thi minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn do Bộ GD&ĐT công bố ngày 07/05/2020, cũng là cấu trúc của đề thi chính thức môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

Học sinh trung bình nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt được điểm 5- 6 đủ đảm bảo để xét tốt nghiệp, học sinh khá có thể đạt được trên dưới điểm 7, học sinh giỏi có thể đạt được điểm 8 trở lên.

Phần nội dung nâng cao đã được lược bớt so với đề thi chính thức trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 (rõ nhất là câu nghị luận văn học - phần Làm văn). Phần nội dung kiến thức cũng đã được giảm tải theo công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày 30/3/2020.

II. Phân tích cấu trúc đề thi chính thức 2020 và so sánh với đề tham khảo lần 2 năm 2020

Cấu trúc đề thi và nội dung kiến thức trong đề thi chính 2020 cũng tương tự như đề tham khảo lần 2 năm 2020 mà Bộ GD&ĐT công bố ngày 07/05/2020.

Cấu trúc đề gồm 2 phần:

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Đề cung cấp 01 văn bản đọc hiểu với dung lượng vừa phải và đưa ra 4 câu hỏi đọc hiểu ở các mức độ từ nhận biết (câu 1- Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích;

Câu 2- Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi?) đến thông hiểu (câu 3- Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích), rồi đến vận dụng (câu 4- Anh/chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai”? Vì sao?).

Dù ở các mức độ của tư duy, nhưng các câu hỏi đều không khó, đặc biệt là hết sức quen thuộc, nên học sinh có thể trả lời dễ dàng. Phổ điểm cho phần này sẽ là 2 đến 2,5 điểm.

Phần II: Làm văn (7 điểm) 

Phần II gồm 2 câu: câu 1 (2 điểm) yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội - giới hạn dung lượng khoảng 200 chữ, câu 2 (5 điểm) yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học - không giới hạn dung lượng

- Câu 1 đưa ra vấn đề “sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày” liên quan đến nội dung của văn bản đọc hiểu trong phần I.

Để hoàn thành đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần bắt đầu từ việc trình bày cách hiểu về ý kiến trân trọng cuộc sống mỗi ngày, phân tích được những ý nghĩa lớn lao khi trân trọng cuộc sống mỗi ngày, biết phê phán những biểu hiện trái ngược, và cuối cùng, học sinh phải biết liên hệ bản thân để nhận ra những bài học nhận thức và bài học hành động ý nghĩa, thiết thực.

Học sinh cũng cần biết kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản. Cần chú ý đảm bảo chuẩn dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu.

Đây là tư tưởng đạo lý gần gũi, quen thuộc, không xa lạ với học sinh nên cũng không “làm khó” các em. Phổ điểm của câu 1 sẽ là 1,5 điểm.

Câu 2:  yêu cầu học sinh phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện qua đoạn trích Đất Nước, có cung cấp sẵn văn bản đoạn trích, có định hướng về nội dung phân tích.

Đề bài đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm; thành thạo kĩ năng phân tích, cảm thụ văn bản; mà còn phải thực sự hiểu nội dung cốt lõi của đoạn trích- tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.

Học sinh cần tập trung làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân dân thể hiện trên phương diện lịch sử và văn hóa.

Yêu cầu đặt ra với học sinh hoàn toàn nằm trong phần kiến thức cơ bản đã được học của chương trình Ngữ văn 12, nên phổ điểm sẽ khoảng 3 điểm.

Những học sinh khá giỏi, có năng lực cảm thụ và khả năng diễn đạt tốt sẽ dễ dàng đạt được 4,0 điểm trở lên cho câu này.

Nhìn chung, đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2020 của Bộ Giáo dục & Đào tạo Hà Nội ngày 09/08/2020  là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao. Vì vậy, học sinh cần phải nắm chắc kiến thức và thuần thục các kĩ năng làm các dạng bài mới có thể đạt được điểm khá, giỏi.

Trinh Phúc (ghi )

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/thi-tot-nghiep-thpt-2020-giao-vien-day-van-danh-gia-the-nao-ve-de-van-post90472.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY