bnews trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới, thị trường du lịch nội địa vẫn sẽ là hướng khai thác chủ đạo trong ngắn hạn.
Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới, thị trường nội địa vẫn sẽ là hướng khai thác chủ đạo trong ngắn hạn. đây là ý kiến chỉ đạo của bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông, nguyễn ngọc thiện tại buổi làm việc mới đây với tổng cục du lịch.
bộ trưởng nguyễn ngọc thiện đã chỉ đạo tổng cục du lịch cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: tập trung vào công tác chống dịch, đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch các địa phương, khai thác hiệu quả thị trường nội địa, chú ý phát triển các điểm đến mới đang có dư địa phát triển, có sản phẩm du lịch hấp dẫn, từ đó làm động lực lan tỏa ra các khu vực, địa phương khác.
đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch, phát triển du lịch thông minh; tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch; chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để kịp thời khai thác có hiệu quả thị trường khách quốc tế khi dịch bệnh được kiểm soát trên toàn cầu.
bộ trưởng chỉ đạo tổng cục du lịch triển khai lập quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho du lịch phục hồi và phát triển trong tình hình mới.
Năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu du lịch ước đạt 312.200 tỷ đồng, giảm khoảng 58,7% so với năm 2019, tương đương giảm 19 tỷ đô la mỹ.
Đại dịch covid-19 khiến phần lớn các doanh nghiệp du lịch việt nam gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, chuyển nhượng hoặc chuyển hướng kinh doanh; thu nhập người lao động bị sụt giảm, tâm lý cắt giảm chi tiêu dẫn tới nhu cầu thị trường giảm sút; nhiều chính sách hỗ trợ dù đã có chủ trương nhưng chưa đến được với doanh nghiệp và người lao động trong ngành... các địa phương mặc dù đã chủ động ứng phó với đại dịch covid-19 nhưng thiệt hại vẫn hết sức nặng nề…
vời tình hình khó khăn trên, theo tổng cục trưởng tổng cục du lịch - nguyễn trùng khánh, bên cạnh việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó với dịch bệnh trong ngành, tổng cục du lịch đã linh hoạt chuyển hướng khai thác thị trường, mở ra thêm nhiều hướng mới cho phát triển bền vững hơn nhằm giảm thiểu tối đa tác động của dịch covid-19 đối với ngành.
cụ thể là việc định hướng khai thác sâu hơn thị trường du lịch nội địa với những sản phẩm và dịch vụ đa dạng, đáp ứng những nhu cầu mới của khách nội địa trong điều kiện dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát ở trong nước; kịp thời tham mưu các giải pháp quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn; đẩy mạnh ứng dụng mô hình hệ sinh thái du lịch thông minh; tiếp tục duy trì và tăng cường công tác quảng bá bằng hình thức trực tuyến đến những thị trường khách quốc tế trọng điểm của du lịch việt nam…
Điểm nhấn quan trọng trong năm 2020 của ngành là đã đề xuất và triển khai có hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa “người việt nam đi du lịch việt nam” và “du lịch việt nam an toàn, hấp dẫn”, với sự hưởng ứng tích cực của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan truyền thông báo chí nên hiệu ứng lan tỏa càng rộng rãi, thu hút sự quan tâm, chú ý của người dân, du khách.
nếu như trong giai đoạn 1 (từ tháng 5 đến tháng 7), hoạt động du lịch được kích cầu mạnh mẽ với hàng loạt chương trình khuyến mãi, các sản phẩm mới được tung ra, các hãng hàng không đồng loạt tăng chuyến để đáp ứng nhu cầu của du khách… thì giai đoạn 2 là sự liên kết giữa các địa phương; trong đó, tổng cục du lịch với vai trò “nhạc trưởng” đã thúc đẩy gắn kết, thắt chặt sự hợp tác vì mục tiêu chung.
cho đến nay, hàng loạt liên minh kích cầu trong phạm vi toàn quốc đã được thành lập; hình thành mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các nhà cung ứng dịch vụ để tạo ra các sản phẩm mới với chất lượng và giá cả hấp dẫn kích thích nhu cầu du lịch của người dân…
có thể khẳng định, việc phát động chương trình kích cầu một cách thống nhất, đồng bộ, quy mô trên toàn quốc với những chủ đề phù hợp theo từng giai đoạn đã góp phần giảm thiểu thiệt hại, tạo động lực cho doanh nghiệp, từng bước phục hồi, thúc đẩy du lịch phát triển.
cùng với sự nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, thương hiệu của du lịch việt nam tiếp tục được nhiều tổ chức uy tín trên thế giới ghi nhận và vinh danh thông qua nhiều giải thưởng quốc tế danh giá trong năm 2020 như: điểm đến di sản hàng đầu thế giới, điểm đến văn hóa hàng đầu châu á, điểm đến ẩm thực hàng đầu châu á, điểm đến golf tốt nhất… đây là năm thứ 2 liên tiếp việt nam được tổ chức world travel awards bình chọn ở cả 3 hạng mục này.
Đặc biệt năm 2020, Việt Nam lần thứ hai được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới; năm thứ 4 liên tiếp được bình chọn là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á…
Tổ chức du lịch thế giới dự báo du lịch quốc tế chỉ có thể bắt đầu phục hồi từ quý iii/ 2021 trong điều kiện dịch bệnh covid-19 cơ bản được kiểm soát, quá trình phục hồi phải mất từ 2,5 - 4 năm. trong bối cảnh đó, du lịch việt nam đã xây dựng kịch bản sẵn sàng để đón khách quốc tế khi điều kiện cho phép.
Năm 2021, ngành du lịch tiếp tục tập trung tăng cường truyền thông và triển khai ứng dụng các tiêu chí du lịch an toàn; tiếp tục đề xuất và phối hợp triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; tăng cường xúc tiến thị trường du lịch trong nước, duy trì quảng bá ra thị trường du lịch nước ngoài; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch…
Để thực hiện thành công hơn nữa mục tiêu kép đã được xác định tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: “vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới”./.
>>>phát triển nhà bà rịa – vũng tàu dùng 70 tỷ đồng trái phiếu đầu tư dự án khu du lịch đại dươn