Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thịt bò trở nên nguy hại nếu ăn cùng những loại thực phẩm không phù hợp

Không chỉ phí tiền mà việc ăn thịt bò cùng với những thực phẩm sau còn gây nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Không chỉ phí tiền mà việc ăn thịt bò cùng với những thực phẩm sau còn gây nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Thịt bò là loại thực phẩm rất bổ dưỡng và ngon miệng. Do vậy, trong các loại thịt thông dụng, giá bán của nó luôn là cao nhất. Tuy nhiên, để thịt bò phát huy được hết giá trị của mình, bạn cần chú ý tránh kết hợp với những thực phẩm sau:

Thịt lợn

Thịt heo và thịt bò là hai loại thực phẩm xung khắc nhau.

Bởi thịt bò tính ôn, ôn trung ích khí, kích thích chuyển hóa, thích hợp với người yếu, người bị suy giảm chuyển hóa.

Thịt lợn tính hàn, không có tác dụng sinh nhiệt, có tác dụng lương huyết, hợp với người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, sinh mụn nhọt, táo bón.

Kết hợp thịt lợn – thịt bò sẽ bị trung hòa và không hiệu quả như mong muốn.

Đậu đen

Thịt bò rất giàu chất sắt, tốt cho máu. Nhưng đậu đen lại có chất xơ thô, to sẽ ngăn cản cơ thể bạn hấp thu lượng chất sắt có trong thịt bò. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên ăn hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 4 giờ để chúng không thể “hạn chế” công dụng của nhau.

Nên dùng đậu đen và thịt bò cách nhau ít nhất 4 tiếng

Hải sản

Hải sản sẽ làm cơ thể hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng của thịt bò.

Không nên nấu chung thịt bò với hải sản vì có thể gây phản ứng giữa các dinh dưỡng với nhau.

Trong thịt bò có phốt pho rất cần cho tái tạo xương. Hải sản rất giàu calci và magie. Kết hợp hai thứ sẽ tạo kết tủa một dạng muối gây cản trở hấp thu phốt pho và giảm cả tốc độ hấp thu can xi.

Đậu nành

Đậu nành có chứa nhiều purin là nguyên nhân gây ra sự tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến bệnh gút. Thịt bò cũng có tính chất tương tự. Nếu kết hợp cả hai loại thực phẩm này cùng lúc sẽ làm tăng lượng axit uric có trong cơ thể gây đau khớp. Nó còn nguy hiểm hơn đối với những người vốn đã bị bệnh gút.

Những người bị gút không nên ăn thịt bò chung với đậu nành.

Lươn, hẹ

Ăn thịt bò chung với lươn, hẹ bạn sẽ cảm thấy khó tiêu hóa, đầy bụng. Sử dụng về lâu dài có thể làm cho cơ thể bị nhiễm độc.

Hạt dẻ

Thịt bò có nhiều đạm, còn hạt dẻ lại giàu vitamin C. Nhưng chính lượng vitamin C này sẽ làm cho đạm bị biến chất, không còn nguyên giá trị dinh dưỡng như ban đầu nữa.

Rượu

Nhiều người sử dụng thịt bò như một món nhắm khi uống rượu. Tuy nhiên, kết hợp hai thứ này lâu dài bạn sẽ bị táo bón, viêm miệng, ù tai, đỏ mắt…

Nước trà (và cả các loại thực vật vị chát như trà, ổi…)

Dùng thịt bò chung với nước chè không tốt cho ruột.

Những thực phẩm có lượng axit tanic (vị chát) khi tác dụng với protein trong thịt bò sẽ gây viêm cho niêm mạc ruột, tích tụ chất độc cho nhu động ruột dễ gây táo bón. Cũng không nên uống trà khi ăn các thức ăn giàu chất khoáng như hải sản, rong biển.

Ăn thịt bò (và các loại thịt đỏ) xong cũng không nên uống trà đặc. Nếu muốn thì chỉ nên uống sau ít nhất 2 giờ.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/thit-bo-tro-nen-nguy-hai-neu-an-cung-nhung-loai-thuc-pham-khong-phu-hop-a318443.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY