Dinh dưỡng hôm nay

Thịt gà đại kỵ với 11 thực phẩm này, biết sớm để tránh rước họa vào thân

Thịt gà là thực phẩm luôn xuất hiện trên mâm cỗ trong các dịp lễ Tết, đám cưới, liên hoan… Tuy vậy, thịt gà kỵ gì lại không được mấy người biết đến. Vậy thịt gà thực sự không nên phối hợp với loại thực phẩm nào?

Nội dung bài viết:

    Công dụng của thịt gà
  • Thịt chó
  • thịt gà không tốt cho sức khỏe
      Nội tạng
  • Công dụng của thịt gà

    Năng lượng: Cao

    Chất béo: Trung bình

    Tác dụng: Tẩm bổ, giúp khí huyết lưu thông, bổ thận tráng dương, tốt cho hệ tiêu hóa. Nên dùng thịt gà cho người suy dinh dưỡng, người bị tổn thương khí huyết, gầy yếu, da dẻ vàng vọt, phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, thiếu sữa, phụ nữ kinh nguyệt thất thường, huyết trắng nhiều, người mệt mỏi về tinh thần và thể chất.

    Không nên dùng thịt gà cho người bị cảm sốt, người mắc bệnh nghiêm trọng về da, người béo phì, người viêm túi mật hay người bị sỏi mật. Ngoài ra chúng ta cùng nên nắm rõ thịt gà kỵ gì?

    Thịt gà kỵ món gì?

    Thịt chó

    Thịt gà tính cam ôn, kiêng ăn thịt gà với thịt chó vì, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ trên bị nhiệt sinh ra đi kiết. Nếu uống nước cam thảo sẽ khỏi.

    Hành tỏi

    Ăn thịt gà kiêng ăn tỏi, rau cải và hành sống vì thịt gà tính cam ôn, hành tỏi đại nhiệt, rau cải cam hàn. Các thứ đó ăn cùng nhau sinh ra kiết lị. Nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi. Thịt gà không nên ăn cùng những thực phẩm đại kỵ

    Muối vừng và rau thơm

    Thịt gà kiêng ăn muối vừng (muối mè) và rau thơm. Thịt gà thuộc về phong mộc, nếu ăn lẫn muối vùng, rau thơm tất động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nhỡ ăn phải, nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.

    Cá chép

    Thịt gà ăn kiêng với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn phải sinh ra chứng mụn nhọt. Thịt gà có tác dụng tráng dương, còn thịt Cá Chép tính bình, có công dụng lợi tiểu. Sự kết hợp của hai thứ này vừa mùi vị món ăn không ngon. vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

    Cá diếc

    Thịt cá Diếc tính nóng, có công dụng lợi tiểu. Thịt gà tính ôn, tốt cho khí huyết, làm khỏe hệ tiêu hóa. Hai món này về mùi vị và tính năng đều không hợp nhau. Hơn nữa, vì chúng đều chứa nhiều enzym, kích thước tố và axit amin nên khi ăn chúng với nhau sẽ tạo thành những phản ứng hóa học không có lợi cho sức khỏe.

    Tôm

    Thịt gà có tính ôn, vốn khó tiêu hóa, nếu dùng chung với tôm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và lá lách. Đặc biệt sẽ khiến chức năng tiêu hóa bị suy giảm.

    Rau kinh giới

    Thịt gà kỵ nấu với rau gì? Thịt gà kiêng với rau kinh giới vì kinh giới tân tán, cay nóng. Ăn phải sẽ sinh ra chứng phong ngứa.

    Mù tạt

    Một đáp án khác cho câu hỏi thịt gà kỵ gì đó chính là mù tạt. Thịt gà thuộc nhóm thức ăn có tính ôn, còn Mù Tạt là thực phẩm có tính nóng. Kết hợp hai thứ này sẽ sản sinh rất nhiều năng lượng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

    Muối mè

    Thịt gà kiêng ăn muối vừng (muối mè): Thịt gà thuộc về phong mộc, nếu ăn lẫn muối vùng sẽ động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nhỡ ăn phải sinh bệnh, nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.

    Quả mận

    Mận tính ôn và sáp, nếu ăn thịt gà với mận sẽ sinh ra chứng hoắc loạn (thổ tả) hoặc ngược tật (sốt nóng sốt rét). Cách chữa: Khi ăn phải, nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.

    Cơm nếp

    Không ăn quá nhiều thịt gà cùng cơm nếp: Cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán xơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này quá nhiều trong cùng một lúc.

    Thịt gà hợp với gì?

    Ngoài việc thịt gà kỵ gì, chúng ta còn nên tìm hiểu về việc thịt gà hợp với gì để phối hợp thường xuyên, tăng vị giác cũng như tận dụng triệt để nguồn dinh dưỡng từ thịt gà.

    Kết hợp Cải Ngồng với thịt gà rất tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ ruột và dạ dày; đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp bổ tùy tráng dương, hoạt huyết và điều hòa kinh nghiệt.

    Thịt gà kết hợp với rượu trắng rất tốt cho khí huyết, hoạt huyết và làm thông kinh mạch. Đây là món ăn có lợi cho người có gân cốt uể oải, chóng mặt tim đập nhanh…

    Thịt gà có công dụng bổ máu, còn Hạt Dẻ tốt cho lá lách. Kết hợp cả hai loại với nhau tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp tạo máu và nuôi máu cho cơ thể.

    Câu Kỳ Tử chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như axit amin, vitamin và các khoáng chất… có khả năng kích thích nội tiết và làm khỏe hệ miễn dịch. Vì vậy, câu kỳ tử ăn cùng thịt gà sẽ rất tốt cho cơ thể.

    Các loại quả có múi như cam, quýt chứa khá nhiều vitamin còn thịt gà thì nhiều đạm. Khi ăn chung hai loại này với nhau giá trị dinh dưỡng của hai món tăng thêm đáng kể; đồng thời còn giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa chất béo, giúp ngừa được bệnh béo phì.

    Nấm mèo đen tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cầm máu, tiêu mỡ và giảm béo. Kết hợp nấm với thịt gà sẽ giúp giảm huyết áp, đường huyết và mỡ máu. Đây là sự phối hợp đặc biệt có lợi cho người mắc bệnh tim mạch.

    Cải Thìa chứa nhiều canxi, sắt, beta carotene và vitamin C, đây đều là những chất quan trọng giúp da không bị khô ráp. Bên cạnh đó, đạm trong thịt gà có tác dụng làm đẹp da. Vì vậy, kết hợp hai loại thực phẩm trên chính là quyết định thông minh dành cho người muốn làm đẹp.

    Thịt gà dồi dào đạm, vitamin và muối vô cơ nên rất có ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Kết hợp thêm ớt chuông khi chế biến, mùi vị món ăn sẽ thêm đậm đà giúp ăn ngon miệng hơn.

    Một số bộ phận của thịt gà không tốt cho sức khỏe

    Nội tạng

    Nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Trong đó, gan gà chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc.

    Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.

    Da, cổ gà

    Đông y và Tây y đều khuyến cáo không nên ăn da gà, đặc biệt khi đang bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao, nhất là vùng da ở cổ. Một số tuyến bạch huyết giải độc tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.

    Đặc biệt khi chế biến món gà quay, cholesterol trong da gà bị oxy hóa tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe. Nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư. 

    Phao câu

    Phao câu là vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Lâu dần, các chất độc đọng lại phần phao câu trở thành nơi chứa các loại virus, vi khuẩn và mầm bệnh.

    Bộ phận nào bổ dưỡng nhất?

    Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, phần thịt của con gà được chia thành 2 loại, gồm thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gà và thịt nâu tức thịt ở cánh, chân và đùi gà. Các vị trí khác nhau của con gà sẽ cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. Do đặc trưng giòn, dai, thơm nên đùi gà được nhiều người thích hơn phần thịt ở ức nhưng thực chất, phần thịt trắng ở ức gà ăn vẫn tốt hơn so với đùi.

    Ức gà có hàm lượng đạm cao, trong mỗi 100g ức gà có đến 18g chất đạm, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, ức gà còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể và các rối loạn da, tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa, ngăn ngừa rối loạn về tim và cholesterol. Đây cũng là lý do người ta hay dùng phần thịt này đối với trẻ ăn dặm.

    Có thể thấy, việc kết hợp thịt gà với các nhóm thực phẩm khác nhau sẽ giúp tăng hương vị món ăn, khiến bạn có cảm giác ngon hơn mà không bị ngán khi thường xuyên ăn thịt gà. Tuy nhiên, khi kết hợp thịt gà cũng các nguyên liệu cần lưu tâm đến vấn đề thịt gà kỵ gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    Theo Thảo Đỗ (T.H)/Phụ Nữ Sức Khỏe

    https://phunusuckhoe.vn/thit-ga-dai-ky-voi-11-thuc-pham-nay-biet-som-de-tranh-ruoc-hoa-vao-than-c6a335995.html

    Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

    Link bài gốc

    Copy link

    https://phunusuckhoe.vn/thit-ga-dai-ky-voi-11-thuc-pham-nay-biet-som-de-tranh-ruoc-hoa-vao-than-c6a335995.html

  • Mạng Y Tế
    Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/chuyen-gia-noi-gi-209/thit-ga-dai-ky-voi-11-thuc-pham-nay-biet-som-de-tranh-ruoc-hoa-vao-than-357273)

    Tin cùng nội dung

    • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
    • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
    • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
    • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
    • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
    • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
    • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
    • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
    • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
    • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
    Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY