Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thoát xác bán thực phẩm chức năng: Chiêu trò không mới

Nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm chức năng lập ra các trang thông tin điện tử, quảng cáo sai lệnh về sản phẩm nhưng lại khó bị xử phạt.

Ngày 16/7/2020, trao đổi với Đất Việt, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực dược phẩm, dinh dưỡng cho biết, tình trạng kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng trái phép trên trang mạng điện tử thời gian qua diễn ra phổ biến, gây nguy cơ tổn hại sức khỏe cho người tiêu dùng. Mặc dù vậy, việc kiểm soát loại hình hoạt động này còn nhiều lỗ hổng, khi bị phát hiện, nhiều cơ sở kinh doanh dễ dàng "phủi" trách nhiệm liên quan những thông tin quảng cáo, rao bán hàng trên mạng.

TS Nguyễn Hồng Nhất - Viện Sức khỏe, dinh dưỡng Trung ương cho biết: "Thông thường một sản phẩm thực phẩm chức năng có mặt trên thị trường Việt Nam hiện nay thông qua 2 khâu. Thứ nhất là đơn vị sản xuất rồi đến đơn vị phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Thoat xac ban thuc pham chuc nang: Chieu tro khong moi
Nhiều trang quảng cáo, rao bán thực phẩm chức năng "thoát xác" khi bị kiểm tra.

Hai đơn vị sản xuất và phân phối thường là 2 doanh nghiệp khác nhau. Bên cạnh đó, đơn vị phân phối thường sẽ lập ra nhiều trang thông tin điện tử liên quan đến sản phẩm và bệnh tình mà sản phẩm đó sẽ hỗ trợ điều trị. Mặc dù vậy, các trang thông tin này thường có sự quảng cáo mập mờ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm thực phẩm chức năng lại có công dụng như Thu*c chữa bệnh".

Trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã có nhiều cảnh báo gửi tới người dân về hoạt động quảng cáo trái phép, sai sự thật về một số sản phẩm thực phẩm chức năng trên một số trang điện tử như Hạ Khang Đường, Nano Fast, Nexken Vicmen, Viên Đa Xoan, Dưỡng Sắc Khang....

Hầu hết các trường hợp trên đều có điểm chung trong sai phạm quảng cáo sai sự thật, không đúng về công dụng của sản phẩm. Khi cơ quan chức năng tìm đến đơn vị sản xuất, phân phối sản phẩm họ thường phủ nhận chuyên có liên quan đến những sai phạm này.

Ông Trần Đức Kiên - Giám đốc một công ty chuyên về công nghệ thông tin có trụ sở tại TP. Hà Nội cho hay: "Khi bị phát hiện quảng cáo sai, các đơn vị quản lý trang điện tử này thường phủ nhận không liên quan gì đến đơn vị sản xuất, hay phân phối sản phẩm. Trên các trang này cũng không đề rõ thông tin đơn vị chịu trách nhiệm nội dung, địa chỉ cụ thể hoạt động...".

Theo ông Kiên, về mặt quản lý, các trang điện tử khi hoạt động đều phải làm hồ sơ xin giấy phép của Sở TT&TT đơn vị sở tại. Tuy nhiên, chính đơn vị cấp phép khi muốn kiểm tra các trang thông tin điện tử này cũng gặp nhiều khó khăn.

"Thông thường khi bị kiểm tra, các trang điện tử này thường đóng cửa văn phòng một vài ngày, hoặc tìm cách thoái thác nên không dễ gì có thể làm việc, xử lý được hành vi sai phạm của họ" - ông Kiên cho hay.

Ông Kiên cho biết, đây là chiêu trò "thoát xác" không mới trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chức năng ở thị trường Việt Nam nhưng cơ quan quản lý lại chưa có phương án kiểm soát chặt chẽ.

"Khi bị phát hiện, đơn vị sản xuất, phân phối sản phẩm chỉ cần phủ nhận chuyên liên quan đến những thông tin quảng cáo về chính sản phẩm của họ, cho rằng việc đó là do "ai đó" làm mà không liên quan tới họ. Hoặc nếu bí quá thì chỉ cần nộp phạt vài chục triệu đồng là xong, hôm sau họ có thể lập ra nhiều trang thông tin điện tử khác để tiếp tục quảng cáo, bán sản phẩm của mình" - ông Kiên nói.

Ngọc Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo đất việt (https://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/thoat-xac-ban-thuc-pham-chuc-nang-chieu-tro-khong-moi-3413705/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY