Ngày nay, tỏi vẫn được sử dụng rộng rãi với mục đích phòng và chữa bệnh dưới 3 dạng chủ yếu là tỏi tươi, viên tỏi khô và tinh dầu tỏi.
Trong thành phần của tỏi có rất nhiều các hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide. Những hoạt chất này được cho là có vai trò quyết định tạo ra mùi thơm và các tác dụng dược lý của tỏi, trong đó, quan trọng nhất là vai trò của allicin.
Ảnh minh họa. |
Tỏi là một trong những nguyên liệu trị mụn hiệu quả bởi chúng chứa chất kháng khuẩn và vitamin, có tác dụng chống viêm nhiễm. Bạn có thể nghiền tỏi và cho thêm chút nước rồi đắp lên vùng da có mụn trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước lạnh. Thực hiện phương pháp này với tần suất 2-3 lần/ tuần để đạt hiệu quả cao.
Tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus gây bệnh.
Nấu tỏi quá chín
Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, chúng ta có thể dùng tỏi nấu chín như một gia vị cho món ăn của mình. tuy thế việc nấu chín tỏi đã phá hủy các thành phần hoạt chất của tỏi, trong đó có allicin.
Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng nó bị vô hiệu hoá bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.
Ăn quá nhiều tỏi
Tỏi được xem là kháng sinh tự nhiên, nhưng nếu ăn số lượng lớn, không chừng mực có thể ảnh hưởng đến hệ thực vật đường ruột và làm tiêu hao các vi khuẩn có lợi.
Cũng như các kháng sinh khác, bạn cần cung cấp các chế phẩm sinh học cho đường ruột để đường ruột trở lại cân bằng khi bạn ăn nhiều tỏi tươi. Cách tốt nhất để làm điều này là bạn cần ăn các thực phẩm lên men chứa probiotics như sữa chua, miso, rau quả lên men.
Không nấu tỏi ngay sau khi đập dập
Do thiếu hiểu biết, lại không có kinh nghiệm nên không ít người đã chế biến tỏi ngay sau khi đập dập, hoặc cho vào nấu chín mà không biết rằng việc để tỏi sau khi chế biến khoảng 15 phút sẽ phát huy tối đa tác dụng của tỏi.
Theo nghiên cứu khoa học, khi để tỏi sau khi đập dập khoảng 15 phút sẽ tăng cường hiệu quả của các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong tỏi.
Dùng Thu*c chế biến từ tỏi
Không ít người cảm thấy sợ mùi tỏi nên họ đã dùng viên Thu*c tỏi (như viên dầu tỏi) thay thế cho việc dùng tỏi tự nhiên. Đây là một trong những trường hợp phổ biến tuy nhiên cách dùng này không thực sự mang lại hiệu quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để kích hoạt chất chữa bệnh của tỏi mỗi người cần phải ăn tỏi tươi.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không có loại Thu*c viên, loại bột hay dạng tỏi nào có thể sánh được với công dụng chữa bệnh của tỏi tươi.
Theo Lan Ngọc/Tiêu dùng
Link bài gốc Lấy link
https://tieudung.vn/khoe-dep/thoi-quen-gay-hai-nghiem-trong-khi-dung-toi-ban-phai-bo-ngay-lap-tuc-13339.html?fbclid=IwAR3ZMrK8K6aMpqnXtMhKBxWDNnxAkcaBOIiGFHaqm5TwA_s58lU33FpuOWUTheo Lan Ngọc/Tiêu dùng