Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thói quen nghe điện thoại này có thể khiến bạn mắc loại bệnh nhiều người mắc mà không biết

MangYTe - Giữ điện thoại ở cổ và vai có thể là nguyên nhân của bệnh lý khiến bạn đau vùng má hoặc thái dương, lan xuống cổ, khó há miệng... nhiều người mắc mà không hề biết.

Có tới hơn một nửa phụ nữ Việt tuổi trung niên thừa cholesterol, điều này gây nguy hại thế nào?

Theo ThS Nguyễn Mạnh Thành, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) là loại bệnh rất thường gặp, theo một số nghiên cứu khoảng 15 - 20% dân số có các triệu chứng của TMD.

Mắc bệnh, người bệnh có thể đau vùng má hoặc thái dương, đau có thể lan xuống vùng cổ, đau tăng khi ngủ dậy hoặc khi nhai; tiếng kêu "click" khi há ngậm miệng; khó há miệng; ù tai. đôi khi, bệnh nhân có thể đau đầu.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây rối loạn khớp thái dương hàm. tuy nhiên một số yếu tố chính có thể gây nên bệnh như thói quen cắn chặt hai hàm răng với nhau. thói quen này thường gặp với những người tập trung hoặc lo lắng quá mức. nghiến răng vào ban đêm khi ngủ hoặc thậm chí vào ban ngày cũng có thể là nguyên nhân.

Ngoài ra, có thể do các khớp và cơ bị căng do thói quen cắn bút, cắn móng tay hoặc giữ điện thoại giữa cổ và vai. các cơ hoạt động quá mức do ăn đồ dai hoặc nhai kẹo cao su.

Theo bs thành, tmd là một bệnh lý thường không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. bệnh có thể tự khỏi và rất dễ tái phát. các triệu chứng thường nặng hơn khi bệnh nhân bị căng thẳng tâm lý, stress hoặc trầm cảm.

Có nhiều phương pháp đơn giản có thể sử dụng để điều trị tmd, tuy nhiên không có phương pháp nào chắc chắn hiệu quả cho tất cả bệnh nhân.

Ảnh minh hoạ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 90% bệnh nhân có thể cải thiện được triệu chứng của mình bằng cách thay đổi thói quen, tập các bài tập và đeo máng. ngoài ra, một số các phương pháp khác có thể được sử dụng như vật lý trị liệu, Thu*c, bơm rửa khớp. rất hiếm các trường hợp phải phẫu thuật.

Trong quá trình điều trị, người bệnh đóng vai trò quan trọng nhất, nếu bệnh nhân không hợp tác chắc chắn các triệu chứng không thể thuyên giảm.

Bác sĩ khuyên không cắn chặt hai hàm răng vào nhau. Vị trí tốt nhất của hàm dưới là các răng hai hàm tách nhẹ khỏi nhau và không di chuyển qua lại, điều này giúp cho khớp thái dương hàm và các cơ có thời gian để nghỉ ngơi và liền thương. Các răng chỉ nên chạm nhau khi nhai, nuốt và nói.

Bệnh nhân cần tránh 4 điều: há miệng quá to; thói quen cắn móng tay hoặc nhai kẹo cao su; các tư thế mà gây căng cơ ở cổ và vai như nằm sấp và tránh uống cà phê, hút Thu*c.

Bệnh nhân nên ăn mềm, tránh các đồ ăn dai, cứng. Thu*c giảm đau như paracetamol và ibuprofen được sử dụng trong thời gian ngắn khi bệnh nhân bị đau nhiều.

Nếu các triệu chứng không giảm khi áp dụng các biện pháp trên, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa.

Điều quan trọng khác, cần cố gắng giảm stress, nên nghỉ ngơi, dành ít nhất 10 - 15 phút mỗi ngày để thư giãn.

Các bài tập dành cho bệnh nhân TMD

- Thực hiện các bài tập một cách chậm rãi và nhẹ nhàng, thả lỏng các cơ càng nhiều càng tốt.

- Nếu hiệu quả, nên thực hiện đều đặn hàng ngày.

- Hầu hết bệnh nhân đều giảm triệu chứng khi thực hiện các bài tập này, nhưng nếu bạn thấy đau hoặc khó chịu hơn, hãy dừng tập.

- bác sĩ của bạn có thể hướng dẫn các bài tập khác tuỳ theo tình trạng cụ thể.

Bài tập số 1

Bài tập này được thiết kế để giúp bạn biết cách mở miệng đúng cách. Bạn nên thực hiện trước một cái gương, sau khi chải răng vào buổi sáng và tối. Nhìn vào gương, bạn sẽ kiểm tra được hàm dưới của mình di chuyển theo một đường thẳng khi há và ngậm miệng.

+ Đứng trước gương, đặt ngón tay của bạn phía trước ống tai ngoài;

+ Cong lưỡi lên phía trên để chạm vào vòm miệng;

+ Giữ lưỡi ở vị trí này, mở miệng một cách từ từ và nhẹ nhàng;

+ Lưu ý rằng hàm của bạn di chuyển theo một đường thẳng, tránh lệch sang một bên;

+ Lặp lại các động tác 5 lần. Thực hiện mỗi sáng/chiều.

Bài tập số 2

Bài tập này giúp hỗ trợ các cơ nhai. bạn có thể thực hiện khi bạn đang nghỉ ngơi, thời điểm thích hợp là lúc xem tivi vào buổi tối.

+ Vị trí bắt đầu: Bắt đầu tại vị trí nghỉ của hàm dưới, khi các răng của hai hàm tách nhẹ khỏi nhau.

+ Mô tả bài tập: Khi bạn mở miệng, dùng tay của bạn để giữ hàm một cách nhẹ nhàng. Giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.

+ Lặp lại động tác 5 lần mỗi ngày.

T.Nguyên (ghi)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/thoi-quen-nghe-dien-thoai-nay-co-the-khien-ban-mac-loai-benh-nhieu-nguoi-mac-ma-khong-biet-20201020143111927.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Xin cho tôi hỏi Tết nguyên đán có bệnh viện nào nhận khám chữa bệnh không? Mong Mangyte giới thiệu giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Đài Trang - Tây Ninh) BS ơi, sức khỏe bà tôi dạo này không được tốt, thường xuyên nhập viện cấp cứu. Đợt này nghỉ Tết tôi lo lắm, không biết có còn bệnh viện nào làm việc không? Xin Mangyte tư vấn một vài số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần. Chân thành cảm ơn. (Hoàng Mai - Quận 6,TPHCM)
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Tôi muốn hỏi BV Nguyễn Tri Phương có số điện thoại đặt lịch khám không? Mangyte giúp giùm tôi, xin cảm ơn.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY