Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thói quen sai lầm của mẹ bầu khiến thai nhi còi cọc, kém phát triển, muốn con thông minh khỏe mạnh phải sửa ngay

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên chú ý tới các thói quen sinh hoạt của mình hơn. Nếu còn giữ những thói quen này thì việc thai nhi còi cọc, kém phát triển trí tuệ là điều khó tránh.

Mẹ gắt gỏng, căng thẳng

Tâm trạng của người mẹ có ảnh hưởng tới tâm trạng và tính cách của thai nhi. chính vì vậy mà nếu mẹ bầu thường xuyên stress, hay ủ rũ chán nản thì đứa trẻ sau khi chào đời cũng ít tươi cười. đó là lý do vì sao nhiều người vẫn khuyên mẹ bầu nên cười nhiều.

Để tránh căng thẳng mẹ bầu nên tạo cho mình tâm lý thoải mái, chăm chỉ vận động nhẹ nhàng. mẹ bầu cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, tâm sự với bạn bè để loại bỏ áp lực. hoặc tìm đến các thú vui giải trí như xem phim, đọc truyện cười.

Tư thế nằm ngủ không đúng

Nếu mẹ bầu còn giữ thói quen nằm ngửa, nằm sấp thì phải thay đổi ngay vì những thói quen này không hề an toàn cho thai nhi. tư thế nằm ngủ phù hợp nhất là nằm nghiêng. nó giúp hạn chế áp lực lên bào thai. nếu cảm thấy phần chân nặng nề mẹ bầu có thể kê chân lên gối.

Đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái vì lúc này tử cung thường quay về bên phải. tư thế nằm này giúp giảm áp lực cho vùng xương chậu.

Mẹ bầu nằm ngửa sẽ gây chèn ép cột sống, hạn chế quá trình lưu chuyển máu và oxy đến thai nhi khiến thai nhi dễ còi cọc, tăng nguy cơ sinh non hoặc thậm chí là thai ch*t lưu.

Ảnh minh họa.

Chế độ ăn thiếu khoa học

Nếu mẹ bầu ăn quá ít thai nhi sẽ không nhận đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. còn nếu mẹ bầu ăn quá nhiều chất béo hoặc chất kích thích sẽ khiến thai nhi phát triển không bình thường, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Chính vì vậy mà mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc.

Làm việc quá sức

Một số mẹ bầu vẫn làm việc nặng, mang vác vật nặng hay tập luyện quá sức,… điều này hoàn toàn không tốt bởi nó có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc thai ch*t lưu,… mẹ bầu làm việc quá sức và không thư giãn đầy đủ cũng khiến trẻ sinh ra có nguy cơ ốm yếu, chậm phát triển trí não, dễ mắc bệnh.

Đến nơi đông đúc ồn ào

Dự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai khiến cơ thể mẹ bầu nhạy cảm hơn. thường xuyên đến những nơi ồn ào có thể khiến mẹ bầu khó chịu, ngột ngạt. hơn nữa, nó cũng khiến mẹ bầu tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu cũng nên biết rằng thai nhi rất sợ tiếng ồn. thai nhi sẽ hoạt động nhiều hơn khi mẹ bầu đến chỗ ồn ào và làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ.

Theo khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/thoi-quen-sai-lam-cua-me-bau-khien-thai-nhi-coi-coc-kem-phat-trien-muon-con-thong-minh-khoe-manh-phai-sua-ngay-d334087.html?fbclid=IwAR2nXgG6JpDGctP84S5HXF9_BKPKyJrFfwPbUmwyTWzvoLFKPEwaAg6v6YA

Theo khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thoi-quen-sai-lam-cua-me-bau-khien-thai-nhi-coi-coc-kem-phat-trien-muon-con-thong-minh-khoe-manh-phai-sua-ngay/20211026092313705)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết âm u, ít vận động cũng như hạn chế ăn các thực phẩm nhiều vitamin khiến cơ thể giảm sức đề kháng.
  • Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình co rút của các đoạn telomere (mũ bảo vệ ở 2 đầu nhiễm sắc thể), từ đó rút ngắn tuổi thọ của tế bào.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Khi mang thai 32 tuần, tôi đi khám, siêu âm định kỳ kết quả cho thấy tất cả đều bình thường.
  • Tôi muốn xin địa chỉ để phân tích ADN thai nhi trong máu mẹ, BS có thể giới thiệu cho tôi được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thanh Huong – huong…@yahoo.com.vn)
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY