Mắt hôm nay

Thủ phạm khiến mắt già khi tuổi còn trẻ

Môi trường ô nhiễm là tác động dồn dập của ánh sáng xanh gây hại từ các thiết bị màn hình, bóng đèn chính là thủ phạm gây lão hóa và tăng nặng các nguy cơ bệnh lý ở mắt.

Nguyên nhân dẫn đến lão hóa mắt

Sau tuổi 30, cùng sự thoái hóa tự nhiên của các bộ phận trên cơ thể, cũng bắt đầu có những dấu hiệu như nhìn mờ, lóa, mỏi mắt, khô mắt, chảy nước sống… rối loạn này xảy ra là do thoái hóa của thủy tinh thể và võng mạc, 2 bộ phận quan trọng nhất trong việc đảm bảo chức năng nhìn - thị lực của mắt.

Các nghiên cứu khoa học mới đây chỉ ra, bên cạnh tuổi tác, sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và đặc biệt là tác động của ánh sáng xanh từ các loại màn hình, bóng đèn là nguyên nhân chính làm nhanh chóng bị thoái hóa, thậm chí mù lòa.

Nếu như nhiệt độ trái đất tăng cao, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời mạnh lên, khói bụi, hóa chất độc hại, khói Thu*c lá hay nguồn nước ô nhiễm được ghi nhận như những yếu tố tấn công trực tiếp đến thì ánh sáng xanh được xem là kẻ thù giấu mặt nguy hiểm có khả năng làm tổn hại nghiêm trọng đến chức năng thị giác của mắt.

Sự xuất hiện của các thiết bị điện tử mang lại nhiều lợi ích cho con người, song các chuyên gia nhãn khoa ngày càng ghi nhận tác hại nghiêm trọng của hội chứng thị giác màn hình với các biểu hiện nhìn mờ, khô nhức mắt, căng mắt, nhìn đôi, khó tập trung, đau đầu, đau cổ, mệt mỏi… đây được coi là căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống ở thế kỷ 21.

Ánh sáng xanh là loại ánh sáng đến từ 2 nguồn: nguồn tự nhiên (ánh sáng mặt trời) và nguồn nhân tạo (bóng đèn led, màn hình máy tính, ti vi, điện thoại…). đây là loại ánh sáng có bước sóng ngắn, mang năng lượng rất cao nên khi tiếp xúc thường xuyên với sẽ có khả năng gây biến đổi các men nhạy cảm nhiệt bảo vệ protein của thủy tinh thể, làm rối loạn thành phần và tỷ lệ protein, dẫn đến đục thủy tinh thể nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.

Mặt khác, ánh sáng xanh cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình oxy hóa tăng cao tại lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE), khiến RPE nhanh chóng bị tổn thương, suy yếu và ch*t đi. Điều này vô cùng nguy hiểm vì RPE là tế bào đặc biệt trong mắt, duy nhất có khả năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác, đồng thời là nơi hấp thụ, xử lý các yếu tố độc hại như tia cực tím, các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc.

Sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc đặc biệt là thoái hóa hoàng điểm, một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu hiện nay. Điều đáng nói là sự tổn thương RPE là không thể phục hồi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%. Trong khi đó, theo thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng các thiết bị có màn hình phát ra ánh sáng xanh một ngày gần 10 giờ (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ).

Giải pháp bảo vệ mắt từ bên trong

Để bảo vệ tránh khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài kể trên, gần đây các hội nghị nhãn khoa đã cảnh báo, khuyến khích mọi người cần sớm có ý thức bảo vệ đôi từ bên trong, chủ động chăm sóc từ bên trong để ngăn chặn quá trình lão hóa sớm của mắt.

Qua nghiên cứu bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra Thioredoxin, loại protein phân tử nhỏ hiện diện trong cơ thể, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỷ lệ protein của thủy tinh thể giúp bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.

Cùng với sự già hóa dân số, ảnh hưởng của tuổi tác đến là điều không thể tránh khỏi, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng không thể diễn ra một sớm một chiều và con người càng không thể tách rời các thiết bị điện tử do nhu cầu công việc, giải trí. chính vì thế, việc bảo vệ từ bên trong trở nên quan trọng hơn lúc nào hết để kịp thời chặn đứng các yếu tố gây hại làm sớm lão hóa.

Theo GS.TS Đỗ Như Hơn - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/thu-pham-khien-mat-gia-khi-tuoi-con-tre-n227888.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY