Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chậm nhất tháng 6-2022, phải có vaccine Covid-19 sản xuất trong nước

Chiều 24-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Sau khi thăm phòng thí nghiệm, kho lưu trữ vaccine, tìm hiểu về dây chuyền đóng ống, đóng gói vaccine, thủ tướng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành và các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine.

thủ tướng đã nhắc lại yêu cầu cần tổ chức thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất chiến lược vaccine, bao gồm việc tiếp cận đa dạng các nguồn vaccine, thúc đẩy tiến độ đàm phán để mua vaccine nhanh nhất, nhiều nhất có thể; thúc đẩy nhanh hơn việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất, thử nghiệm vaccine trong nước; triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất, an toàn nhất chiến dịch tiêm vaccine. bởi việc thực hiện thành công chiến lược vaccine có vai trò hết sức quan trọng, là công cụ số 1 để ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch. trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế rất lớn, việt nam không thể mãi đóng cửa, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài là không thể tránh khỏi, các biến chủng của virus nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn.

thủ tướng nêu rõ, nguồn cung vaccine hiện đang thiếu hụt trên phạm vi toàn cầu từ nay đến tháng 9-2021. chính phủ quyết tâm cao trong việc tiếp cận, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và sản xuất vaccine nói chung và nhất là tập trung cho vaccine covid-19 nói riêng. “phải tập trung cho việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine nói chung và trước mắt là vaccine covid-19 càng sớm càng tốt, chậm nhất là tháng 6-2022 phải có vaccine covid-19 sản xuất trong nước”, thủ tướng nhấn mạnh.

thủ tướng giao bộ y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng đề án về chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine, trong đó có vaccine covid-19, báo cáo chính phủ theo thủ tục rút gọn. bộ y tế, các bộ ngành liên quan, nhất là bộ tư pháp, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả, kịp thời cho việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine. thủ tướng cũng đồng ý dành một phần nguồn ngân sách của nhà nước trong điều kiện cho phép để làm “vốn mồi” cho hợp tác công tư, huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác để chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine, trong đó có quỹ vaccine phòng chống covid-19 (hiện đã có gần 8.000 tỷ đồng).

chiều cùng ngày, thủ tướng đã tới thăm và làm việc tại công ty medicon - chuyên sản xuất các bộ kit test nhanh (xét nghiệm nhanh). hiện công ty đã được cấp đăng ký lưu hành sản phẩm bộ kit test nhanh kháng nguyên sars-cov-2, dùng cho người tự xét nghiệm tại nhà. sản phẩm này đang thử nghiệm tại việt yên (bắc giang) và sẽ có kết quả trong vòng 10 ngày tới. nếu sản phẩm dùng mẫu dịch mũi này được các chuyên gia đánh giá hữu dụng, nhà máy sẽ lên kế hoạch sản xuất quy mô công nghiệp. với giá chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm nhập khẩu của các nước phát triển, bộ kit test nhanh có độ nhạy gần 90% này là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi dịch tại bắc giang. trong đợt dịch vừa qua, hà nội thực hiện gần 100.000 test nhanh nhưng chỉ có 3 mẫu dương tính giả. bộ y tế đã có khuyến cáo chính thức về việc dùng test này sàng lọc các ca mắc.

PHAN THẢO

Mạng Y Tế
Nguồn: Sài gòn giải phóng (https://www.sggp.org.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-cham-nhat-thang-62022-phai-co-vaccine-covid19-san-xuat-trong-nuoc-741372.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY