Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thực phẩm gây hại phổi nhiều người vẫn vô tư ăn hàng ngày

(MangYTe) - Nhiều loại thực phẩm có khả năng làm tổn thương phổi nghiêm trọng nếu thường xuyên sử dụng.

Phổi là bộ phận trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí - đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và carbon dioxide từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Chế độ ăn uống ngày nay chứa đầy những thực phẩm không tốt cho phổi nói riêng và sức khỏe nói chung.

Đặc biệt trong y học phương Đông, gừng, tỏi, nước sốt mù tạt, gia vị ngọt và các thành phần kích thích mạnh khác nếu ăn quá nhiều sẽ dễ sinh nóng trong, bốc hỏa làm tổn thương khí phổi, khiến tâm âm thất thoát. Điều này dẫn đến phổi bị thiếu hụt cả khí lẫn huyết, gây hại cho phổi. Do đó theo các bác sĩ tại Bệnh viện Mellatec, người tiêu dùng cần đặc biệt tránh những loại thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn

Tất cả các loại thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn đều chứa nhiều natri và nitrat để tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm. Liều lượng muối (natri) cao không chỉ có hại cho phổi, đặc biệt đối với những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim như cao huyết áp. Lượng muối cao cũng dẫn đến giữ nước trong cơ thể, gây rò rỉ chất lỏng và làm đầy phổi, khiến bệnh nhân khó thở.

Các loại thực phẩm không tốt cho phổi cần tránh bao gồm: thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, thịt nguội, đậu đóng hộp, thực phẩm đông lạnh,…

Thực phẩm chế biến sẵn gây hại phổi nghiêm trọng, tránh ăn nhiều. Ảnh minh họa

Món ăn chứa nhiều dầu mỡ

Thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm có hại cho phổi. Phổi được ví như máy lọc không khí, việc hít vào những tác nhân tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Khí quản và phế quản tế bào biểu mô cũng tiết ra chất lỏng tạp của bụi và vi sinh vật bài tiết ra ngoài. Nếu tiếp tục ăn quá nhiều mỡ lợn, bơ, thịt gà rán, vịt quay và thức ăn có dầu mỡ khác sẽ làm tăng gánh nặng lên đường hô hấp. Các chất béo sẽ bám vào thành thực quản, cổ họng lâu dần gây ra các vấn đề về hệ hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe phổi.

Ngoài ra việc tiêu thụ nhiều chất béo cũng có thể gặp tình trạng tích tụ nhiều đờm, khó khăn hơn trong việc đào thải chúng ra ngoài, gây ho, hen suyễn, viêm phổi...

Cà phê, trà

Nghiên cứu cho thấy, nhiều người làm việc văn phòng có tỉ lệ mắc bệnh hô hấp cao, liên quan đến thói quen sử dụng nhiều trà, cà phê. Do công việc, nhiều người thức khuya cũng dẫn đến thói quen uống nhiều cà phê hơn người bình thường làm tăng gánh nặng cho tim và phổi. Cafein trong cà phê và theophylline trong trà gây giãn cơ trơn phế quản và sẽ làm cho các phế quản trong một trạng thái giãn nở.

Thường xuyên dùng cà phê và trà sẽ gây ảnh hưởng lớn lên phổi. Hơn nữa, caffeine cũng có thể gây ra chứng nhịp tim đập nhanh, mất ngủ, kích động, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, hoàn toàn không có lợi cho tim và phổi.

Thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh

Khi phổi không thuộc diện khỏe mạnh, ăn những món ăn từ thủy hải sản như bạch tuộc, cá, lươn, tôm, cua và các hải sản đông lạnh khác, cũng như kem, nước đá và thức ăn lạnh… không phải lựa chọn tốt. Những món ăn lạnh sẽ khiến người bị bệnh phổi dễ bị tái phát hoặc nặng thêm. Hãy kiêng hoặc hạn chế những món ăn này để bảo vệ phổi.

Hải sản là thức ăn tanh và lạnh sẽ sinh ra nhiều đờm trong hệ hô hấp, ăn uống thường xuyên sẽ kích thích cơ thể tiết ra một lượng đờm tăng dần lên. Khi đờm kết dính thành khối sẽ gây khó khăn trong việc bài tiết qua phổi, gây tổn thương phổi, khí quản và phế quản.

Ngọc Nga (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/thuc-pham-gay-hai-phoi-nhieu-nguoi-van-an-nhieu-hang-ngay-d208122.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY