Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm loét, trào ngược dạ dày

Chế độ ăn uống hàng ngày vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

Lưu ý khi bị viêm loét dạ dày - trào ngược dạ dày thực quản

theo bác sĩ trần quốc khánh - bệnh viện việt đức hà nội: "viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây sưng, viêm, loét ở niêm mạc. có nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm khuẩn hp, do thói quen ăn uống không hợp lý, ngộ độc thực phẩm, sinh hoạt không điều độ, áp lực, căng thẳng trong cuộc sống kéo dài đều làm tăng gánh nặng lên niêm mạc dạ dày, gây nên cơn đau.do đó, người bệnh cần có chế độ ăn cho hợp lý, bổ sung cho cơ thể những thực phẩmthực phẩm để hạn chế bệnh phát triển ngày càng nghiêm trọng".

ảnh minh họa.

từ những chia sẻ đó, bác sĩ khánh cho rằng, những người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dày thực quản nên và không nên ăn một số thực phẩm:

nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn sáng nhiều, ăn tối ít.

nên ăn uống đúng giờ nhất định.

ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa, thực phẩm, hấp luộc, mềm...

ăn từ từ, ăn chậm, nhai kỹ

hạn chế những thực phẩm có vị giác mạnh: quá chua, quá cay, quá lạnh, quá nóng...

không thức khuya

những thực phẩm nên dùng khi bị viêm loét dạ dày

theo bác sĩ khánh, chế độ dinh dưỡng thiết yếu cho bệnh nhân viêm loét dạ dày cần bổ sung như:

ảnh minh họa.

thực phẩm giàu tinh bột

thực phẩm như bánh mì, bột yến mạch... chúng có tác dụng thấm hút axit trong dạ dày, hạn chế phản ứng ăn mòn của axit dạ dày

thực phẩm giúp giảm tiết axit dạ dày, làm lành vết loét

một số thực phẩm thuộc nhóm này gồm: gừng, mật ong, bắp cải, nha đam, việt quất, nghê, hạt chia, hạnh nhân, óc chó.

nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

để tránh gia tăng áp lực, khiến dạ dày co bóp mạnh và làm việc lâu hơn, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm mềm, các loại đạm dễ tiêu như thịt vịt, thịt gà (không có da), lòng trắng trứng gà, thịt nạc heo, các loại hải sản như tôm, cá, hến. nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ

các loại trái cây và rau củ như dưa hấu, táo, dưa gang, rau chân vịt, cà rốt, khoai lang, bí ngô… đây là loại thực phẩm nhiều chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.

bên cạnh đó, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể sử dụng kẹo cao su (không có tính bạc hà) để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

ảnh minh họa.

viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?

thức ăn khó tiêu

thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo như các đồ chiên xào, rán …vì chúng khiến dạ dày phải làm việc lâu hơn để tiêu hóa các chất béo đó.

thực phẩm chứa chất kích thích

các loại đồ uống như rượu, bia, đồ uống có ga, cà phê, socola, Thu*c lá… những chất này gây ức chế quá trình tạo lớp màng nhầy khiến lớp bảo vệ dạ dày bị yếu đi. lúc này, axit sẽ thừa cơ tấn công khiến bệnh nặng càng nặng hơn.

thức ăn chứa nhiều axit

nhóm thực phẩm gồm một số loại quả như cam, quýt, bưởi… cùng các món ăn lên men như dưa muối, cà muối…vì chúng chứa nhiều axit gây bào mòn thành ruột, dạ dày.

thức ăn tăng tiết dịch vị axit

khi dùng thức ăn nhóm này, dạ dày sẽ bị kích ứng khiến cho axit dạ dày tiết ra nhiều, dạ dày co bóp, làm việc vất vả hơn như:

thức ăn cay, nóng như tiêu, ớt … những chất này khi tiếp xúc với dạ dày sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit, kích thích vào vết viêm, loét khiến chúng càng trầm trọng.

trên đây là những lưu ý nhỏ dành cho những người bị viêm loét dạ dày.như vậy, người bệnh đau dạ dày,ngoài việc ăn uống đủ chất và đúng cách, đúng bữa, bạn nên kết hợp điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học để đạt hiệu quả cao trong việc đẩy lùi bệnh nhé.

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhvietnam.com/thuc-pham-nen-va-khong-nen-an-khi-bi-viem-loet-trao-nguoc-da-day-d160555.html

Theo Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thuc-pham-nen-va-khong-nen-an-khi-bi-viem-loet-trao-nguoc-da-day/20201125025200742)

Tin cùng nội dung

  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY