Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, cho biết dễ bị làm bẩn. Các thực phẩm này thường không được giám sát chặt chẽ trong khâu sản xuất, kiểm nghiệm, nhiễm hóa chất độc hại. Tình trạng không an toàn có thể xảy ra ở nhiều khâu như nguồn nguyên liệu sản xuất, sơ chế, chế biến cùng nhiều loại phẩm màu, quá trình lưu thông... Người mua không thể biết thực phẩm có đảm bảo vệ sinh hay không.
Cục An toàn Thực phẩm nhiều lần cảnh báo người tiêu dùng nên cẩn trọng với thực phẩm Tết nhiều màu sắc, nhất là những loại mứt, hoa quả sấy chứa phẩm màu.
Trên thị trường có nhiều loại ô mai, mứt không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, bày bán tràn lan, không che đậy, không bao bì, nhãn mác... Người ăn trước hết sẽ có phản ứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Một số chất tạo ngọt như đường sarcarine, cyclamate dễ gây ngộ độc. Cyclamate tích tụ trong cơ thể có nguy cơ cao gây ung thư.
"Các loại hạt như ... phần nhiều không đảm bảo an toàn trong khâu sản xuất, thường sử dụng hóa chất và nhuộm màu, chất bảo quản, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe", phó giáo sư Thịnh cho biết.
Trong mâm cơm gia đình ngày Tết, một món ăn quen thuộc được phó giáo sư Thịnh cảnh báo nên cẩn trọng là tươi. Măng tươi chứa độc tố cyanide tự nhiên, có thể gây ngộ độc cấp tính. Khi vào cơ thể, cyanide dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa sẽ tạo thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Trong quá trình chế biến măng khô, nhiều cơ sở sử dụng tạo màu chống ấm mốc hay lưu huỳnh khi sấy... Đây là những chất rất độc hại, ngoài gây ngộ độc cấp tính còn nguy cơ ung thư, Tu vong nếu ăn nhiều.
Vì vậy, phó giáo sư Thịnh khuyên làm sạch măng trước khi chế biến là điều rất quan trọng. Nên rửa măng thật kỹ, sau đó ngâm nước ấm. Mua măng ở những địa chỉ uy tín sẽ giảm nguy cơ phần nào.
Măng tươi có nhiều độc tố, có thể gây ngộ độc cấp tính cho người ăn. Ảnh: New.qq |
"Rượu gây ngộ độc cấp tính, nên cẩn trọng khi uống", ông Thịnh nói. Methanol trong rượu là chất cồn công thức hóa học CH3OH. Methanol nguyên chất có độc tính cao. Về nguyên tắc, methanol có trong rượu ethylic (rượu uống) thấp dưới mức cho phép. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một số người sản xuất dùng cồn công nghiệp tạo ra các loại rượu có hàm lượng methanol rất cao, dễ gây ngộ độc cho người uống.
Khi vào cơ thể, methanol sẽ chuyển hóa thành các axit gây tổn thương tế bào, có thể gây mù, ngộ độc dẫn đến Tu vong. Người ngộ độc rượu có triệu chứng ban đầu giống say rượu, về sau diễn tiến nặng hơn là buồn nôn, nôn ói, đau bụng, mờ mắt, nguy kịch hơn nữa là suy thở, tụt huyết áp, ngưng tim...