Cây thuốc quanh ta hôm nay

Thuốc chống co thắt và làm giảm nhu động đường tiêu hóa: tác dụng, chỉ định, cách dùng liều lượng, chống chỉ định

Các Thuốc chống nôn được chỉ định trong các chứng nôn do có thai, sau mổ, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, say tàu xe và do tác dụng phụ của Thuốc

Thuốc chống nôn

Các Thuốc chống nôn được chỉ định trong các chứng nôn do có thai, sau mổ, nhiễm khuẩn, nhiễm độc (do nhiễm acid, do urê máu cao), say tàu xe và do tác dụng phụ của Thuốc, nhất là các Thuốc chống ung thư.

Gây tê ngọn dây cảm giác ở dạ dày

Khí CO2, natri citrat, procain

Thuốc ức chế phó giao cảm

Atropin, scopolamin, benzatropin

Thuốc kháng histamin H1

Diphenhydramin, hydroxyzin, cinnarizin, cyclizin, promethazin. Ngoài kháng H1, các Thuốc này còn có tác dụng kháng M cholinergic và an thần kinh (xin xem bài “Histamin và Thuốc kháng histamin H 1”)

Thuốc kháng receptor D2 (hệ dopaminergic)

Thuốc có tác dụng ức chế receptor dopamin ở vùng nhận cảm hóa học ở sàn não thất IV. Ngoài ra, Thuốc còn ức chế các receptor D 2 ngoại biên ở đường tiêu hóa.

Loại phenothiazin: clopromazin, perphenazin.

Loại butyrophenon: haloperidol, droperidol

Domperidon, metoclopramid.

Thuốc kháng serotonin

Phòng và điều trị buồn nôn, nôn do hóa trị liệu ung thư, do chiếu xạ hoặc sau phẫu thuật. Các Thuốc:

Ondansetron: uống hoặc tiêm tĩnh mạch 8 - 32 mg/ ngày.

Granisetron: uống hoặc tiêm tĩnh mạch 1- 3 mg/ ngày.

Dolasetron mesilat: uống hoặc tiêm tĩnh mạch 12,5 - 200 mg/ ngày.

Các Thuốc khác

Benzodiazepin: lorazepam, alprazolam

Corticoid: dexamethason, metylprednisolon. Cơ chế chưa hoàn toàn biết rõ, có một phần tác dụng ức chế trung tâm nôn.

Thuốc chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa

Do có tác dụng chống co thắt cơ trơn theo các cơ chế khác nhau, các Thuốc này được dùng điều trị triệu chứng các cơn đau do co thắt đường tiêu hóa, đường mật và cả đường Sinh d*c, tiết niệu.

Thuốc huỷ phó giao cảm

Atropin sulfat

Huỷ phó giao cảm cả trung ương và ngoại biên (xin xem bài “Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật”)

Hyoscin N - butylbromid

Vì mang amin bậc 4 nên không vào được thần kinh trung ương, chỉ có tác dụng huỷ phó giao cảm ngoại biên.

Tác dụng không mong muốn: khô miệng, mạch nhanh, bí đái, táo bón, rối loạn điều tiết mắt.

Chống chỉ định: glôcôm góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt, nhược cơ, tắc liệt ruột, hẹp môn vị, rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Liều dùng: mỗi lần uống 10- 20 mg, ngày 3- 4 lần.

Thuốc chống co thắt cơ trơn trực tiếp

Papaverin hydroclorid

Papaverin là một alcaloid trong nhựa khô của quả cây Thuốc phi*n, không có tác dụng giảm đau, gây ngủ giống morphin. Tác dụng chủ yếu của papaverin là làm giãn cơ trơn đường tiêu hóa, đường mật và đường tiết niệu.

Chống chỉ định: quá mẫn với Thuốc, bloc nhĩ - thất hoàn toàn, mang thai (có thể gây độc cho thai).

Tác dụng không mong muốn: đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, rối loạn tiêu hóa, viêm gan.

Liều dùng: uống hoặc tiêm (bắp, tĩnh mạch) mỗi lần 30 - 100mg, ngày 2 - 3 lần. Alverin citrat

Là Thuốc chống co thắt, tác dụng trực tiếp lên cơ trơn đường tiêu hóa và tử cung. So với papaverin, tác dụng mạnh hơn 3 lần nhưng độc tính kém 3 lần.

Chống chỉ định: tắc nghẽn ruột hoặc liệt ruột, mất trương lực ruột kết.

Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, phản ứng dị ứng. Liều dùng: mỗi lần uống 60 - 120 mg, ngày 1 - 3 lần.

Các Thuốc khác: mebeverin, dicycloverin, phloroglucinol, drotaverin.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/duocly/thuoc-chong-co-that-va-lam-giam-nhu-dong-duong-tieu-hoa/)

Tin cùng nội dung

  • Đối với người bệnh tăng huyết áp khi phải dùng Thuốc cần dùng đều đặn, hàng ngày như cơm ăn nước uống mà không được tự ý bỏ Thuốc hay thêm bớt liều dùng.
  • Ngạt mũi là do tình trạng viêm, làm cho đường mũi bị tắc. Thuốc chống ngạt mũi làm co mạch, giảm phù nề, trả lại sự thông thoáng cho mũi nhưng chỉ có tác dụng chữa triệu chứng.
  • Đau bụng chưa chắc là viêm đại tràng co thắt (VĐTCT), nhưng đau bụng là một triệu chứng của VĐTCT. VĐTCT gây nhiều phiền phức trong cuộc sống hàng ngày, làm giảm tuổi thọ.
  • Một trong những triệu chứng khó chịu nhất của bệnh đại tràng là việc đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nát, lỏng, không thành khuôn.
  • Ai đã từng bị viêm đại tràng co thắt chắc hẳn sẽ thấu hiểu cảm giác đau đớn, khổ sở mà bệnh mang lại. Bệnh rất khó chữa dứt điểm và thường xuyên tái phát.
  • Viêm đại tràng co thắt (VĐTCT) là một bệnh không nguy hiểm nhưng luôn là nỗi phiền muộn ở người cao tuổi. Theo thống kê, có tới 20% người trưởng thành mắc hội chứng này, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất.
  • Gliclazid là Thuốc chống tăng đường huyết, dẫn chất sulfonylurea. Tên chung quốc tế: Gliclazid. Phân tử glyclazid có dị vòng chứa nitơ nên có những đặc điểm khác với các sulfonylurea khác.
  • Chứng co thắt thực quản gặp ở đàn bà nhiều hơn đàn ông, một số yếu tố được xem là nguy cơ khởi phát bệnh như ăn hoặc uống thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng; trào ngược dạ dày - thực quản; lo lắng quá mức; chứng ợ nóng…
  • Co thắt đại tràng hay đại tràng kích thích là bệnh không rõ nguyên nhân, nhưng người ta thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng căng thẳng và hội chứng đại tràng kích thích.
  • Là một trong những Thuốc thông thường nhất trong đời sống nhưng nhiều người vẫn chủ quan, tiếp tay cho chúng làm hại sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY