Cây thuốc quanh ta hôm nay

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, sản phẩm truyền thống của dược phẩm hoa linh

Thuốc đông y bổ phế, trừ ho, hóa đờm. Điều trị hiệu quả ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày do phế hư, ho tái đi tái lại do dị ứng thời tiết

Thuốc đông y bổ phế, trừ ho, hóa đờm. Điều trị hiệu quả ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày do phế hư, ho tái đi tái lại do dị ứng thời tiết

Thành phần: Cho 125ml

Ô mai 12,5g; Mật ong 25g; Xuyên bối mẫu 10g; Tỳ bà diệp 12,5g; Sa sâm 2,5g; Phục linh 2,5g; Trần bì 2,5g; Cát cánh 10g; Bán hạ 2,5g; Ngũ vị tử 1,25g; Qua lâu nhân 5,0g; Viễn chí 2,5g; Khổ hạnh nhân 5,0g; Gừng 2,5g; Cam thảo 2,5g; Tinh dầu bạc hà 2,5mg và Các tá d­ược.

Quy cách đóng gói và dạng bào chế

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có nhiều dạng sử dụng để người tiêu dùng dễ lựa chọn:

Dạng siro truyền thống: Chai 90ml, 125ml, 200ml

Dạng siro không đường (dùng cho người tiểu đường, ăn kiêng): Chai 125ml

Dạng viên ngậm truyền thống: Vỉ 5 viên. Hộp 4 vỉ, 20 vỉ

Dạng viên ngậm không đường (dùng cho người tiểu đường, ăn kiêng): Vỉ 5 viên. Hộp 20 vỉ.

Thuốc ho tốt nhất, hiệu quả nhất

Đặc điểm thành phần, tác dụng

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thành quả kế thừa đặc sắc bài Thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao (lịch sử hơn 300 năm), gia thêm các vị Thuốc dân gian Ô mai, vỏ quýt, mật ong.

Ô mai

Ô mai không chỉ là món ăn quen thuộc, được nhiều người Việt Nam ưa chuộng mà còn là vị Thuốc dân gian giúp trừ ho, hóa đờm công hiệu, đặc biệt trong các trường hợp ho mãn tính, ho dai dẳng lâu ngày.

Ghi nhận công dụng của Ô mai trong điều trị các chứng ho, Hải Thượng Lãn Ông có phân tích: Tạng phế sắc trắng, là bẩm thụ khí của hành Kim, nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác, không thể chịu được bất kì một vật gì làm chướng ngại. Tỳ là gốc sinh đờm, Phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở Phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm không thể không tìm cách trị gấp. Hải Thượng Lãn Ông viết: Ô mai có vị chua tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ ho, hóa đờm. Điều đó khẳng định vai trò cốt yếu của Ô mai trong các bài Thuốc trị ho, đặc biệt các chứng ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi.

Mật ong

Theo dân gian, mật ong là một món ăn ngon, có tác dụng bồi bổ cơ thể đồng thời giúp giảm ho. Mỗi sáng uống một ly nước pha mật ong giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu, phòng ngừa được nhiều bệnh tật. Khi bị ho kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dùng mật ong sẽ giúp phục hồi sinh lực, bệnh mau khỏi hơn.

Từ hàng thế kỉ nay, mật ong vẫn là phương Thuốc cổ truyền dùng trị ho và cảm lạnh. Công dụng này ngày càng được khoa học chứng minh và củng cố. Tiến sĩ Ian Paul, trưởng nhóm nghiên cứu trường đại học Dược bang Pennsylvania, Hershey (Mỹ), khi so sánh hiệu quả giảm ho của mật ong với Dextromethorphan (DM), một hoạt chất giảm ho được sử dụng phổ biến, đã kết luận: "Kết quả rõ rệt đến nỗi chúng tôi có thể khẳng định rằng mật ong tốt hơn hẳn các loại Thuốc mua ở quầy". Nghiêu cứu cũng được tiến hành trên trẻ nhỏ và cho kết quả tương tự: 105 trẻ từ 2 đến 18 tuổi, chia 2 nhóm: nhóm uống mật ong 30 phút trước khi đi ngủ và nhóm sử dụng DM có hương vị mật ong cũng 30 phút trước khi đi ngủ. Kết quả là những trẻ uống mật ong giảm được các cơn ho và co thắt hơn hẳn những trẻ sử dụng DM. Tiến sĩ Paul nói: "Sử dụng mật ong là một liệu pháp an toàn, hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi khi chúng bị ho hay cảm cúm".

Mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên và làm dịu niêm mạc hầu họng (do thành phần chứa acid Panthotenic và Albumin giúp phục hồi và tái tạo niêm mạc bị tổn thương). Vai trò của mật ong ngày càng được khẳng định trong hệ thống y học chính thống "Tổ chức y tế thế giới đã xem mật ong như một phương Thuốc trị bệnh tiềm năng".

Bài Thuốc cổ phương "Xuyên bối tỳ bà cao"

Là bài Thuốc Đông y trị ho nổi tiếng có lịch sử hơn 300 năm, được hệ thống hóa trong Dược điển, trở thành bài Thuốc chính thống được sử dụng rộng rãi.

Xuyên bối tỳ bà cao phối hợp các vị dược liệu theo bố cục chặt chẽ của một bài Thuốc Đông y gồm Quân - Thần - Tá - Sứ, có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, tăng cường công năng: Bổ phế - Trừ ho - Hóa đờm.

Xuyên bối mẫu (với chữ “Xuyên bối” trong tên bài Thuốc), là vị Thuốc chính yếu, có dược tính mạnh, gọi là vị Quân, tương tự Vua của triều đình. Vị này đắng, tính bình, dưỡng âm, thanh phế, làm tan được đờm tụ, trừ được nhiệt độc, hóa đàm, chỉ khái, trị được các chứng phế ung, phế suy, ho lâu ngày, đờm đặc tanh hôi…

Bổ trợ cho Quân, là các vị Thần, có dược tính tương đối mạnh. Như Tỳ bà diệp, Sa sâm vị hơi đắng, tính bình, giúp thanh phế, hóa đàm, chỉ khái. Các vị Tá, mỗi vị một vai trò riêng, hỗ trợ đắc lực cho công cuộc trị bệnh của Quân và Thần cũng như của toàn bài Thuốc như: Cát cánh, bán hạ vị cay, tính ấm, giúp hóa đàm, trục đàm công hiệu. Phục linh và Ngũ vị tử bồi bổ tỳ vị, đây là các tạng sinh ra đờm. Điều hóa hoạt động của tỳ vị sẽ hạn chế được đờm tích tụ tại phế, giúp nhuận phế, hóa đàm. Phục linh còn là vị Thuốc lợi thủy, thẩm thấp, nhờ bổ thận âm mà chữa được chứng phế âm hư, tránh được nguy cơ trào nhiệt gây ho khan, phù hợp quan điểm thận thông thì phế thông.

Một số vị Thuốc có tác dụng giải độc, sát trùng, bảo vệ đường hô hấp như trần bì, gừng tươi, bạc hà. Trong đó, trần bì có thêm tác dụng hóa đàm, gừng tươi tính ấm giúp điều hòa tính vị, và bạc hà có vị cay mát, dễ chịu. Qua lâu nhân chứa nhiều chất dầu, giúp nhuận tràng, thông táo, giúp khí ở đại tràng lưu thông, tránh được khí nghịch lên mà gây thành ho. Viễn chí kích thích nhẹ niêm mạc hầu họng, bài tiết niêm dịch, giúp long đờm rất tốt. Khổ hạnh nhân lại trấn tĩnh nhẹ trung khu hô hấp giúp kiềm chế ho hiệu quả. Nói chung, sự có mặt các vị thần vừa làm mạnh thêm công năng chính vừa tạo ra nhiều tác dụng phong phú cho bài Thuốc.

Cam thảo là vị Sứ do có tác dụng dẫn Thuốc, làm cho các vị Thuốc khác dễ hấp thu vào cơ thể, lại điều vị, giúp người bệnh dễ uống. Đây còn là vị Thuốc long đờm, giảm ho hiệu quả.

Công dụng chính của các vị Thuốc được tóm tắt lại trong bảng sau:

Thành phần

Tác dụng

Vị Quân

Xuyên bối mẫu

Trừ ho, hóa đờm, dưỡng âm, thanh phế

Vị Thần

Tỳ bà diệp, Sa sâm

Thanh phế, hóa đàm, chỉ khái

Vị Tá

Cát cánh, Bán hạ

Hóa đàm, trừ đàm

Phục linh, Ngũ Vị Tử

Bồi bổ, tăng sức đề kháng

Trần bì, Gừng tươi, Tinh dầu bạc hà

Kháng khuẩn, Hóa đàm

Qua lâu nhân

Thuận khí, chỉ khái

Viễn chí

Long đàm

Khổ hạnh nhân

Trấn tĩnh trung khu hô hấp

Vị Sứ

Cam thảo

Điều vị, dẫn Thuốc

Bào chế và quản lý chất lượng

Quá trình nghiên cứu bào chế Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được thực hiện dưới sự tham vấn của các Lương y, Bác sĩ y học cổ truyền, Dược sĩ chuyên ngành bào chế. Công tác đảm bảo chất lượng được thực hiện xuyên suốt từ khâu tuyển chọn nguyên liệu, qui trình bào chế tới việc bảo quản và phân phối thành phẩm. Nguyên liệu làm Thuốc được tuyển chọn kỹ, đảm bảo nguyên liệu sạch, an toàn, không có Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất bảo quản. Qui trình sản xuất được giám sát chặt chẽ. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được đựng trong chai thủy tinh dày, kín, tối màu, đảm bảo chất lượng trong toàn khâu lưu kho và phân phối.

Công năng

Bổ phế (Chữa tận gốc theo quan điểm Đông y).

Trừ ho, hóa đờm (Chữa triệu chứng - Chữa phần ngọn theo quan điểm Đông y).

Chủ trị

- Ho mãn tính, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi do phế hư

- Ho tái đi tái lại do dị ứng thời tiết

- Ho do cảm lạnh, cảm cúm

- Ho gió, ho khan, ho có đờm

- Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản

Liều dùng, cách dùng

Trẻ em dư­ới 3 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 ml.

Trẻ em trên 3 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 ml.

Ngư­ời lớn: ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 ml.

* Thời gian dùng Thuốc tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh, nhưng phải dùng Thuốc ít nhất là 5 ngày.

Vì Thuốc có tác dụng bổ phế, nên khi hết triệu chứng bệnh, vẫn tiếp tục uống thêm 2 – 3 ngày nữa, và uống hết số Thuốc còn trong chai (nếu có).

Để Thuốc dễ uống và nhanh phát huy tác dụng, nên pha loãng siro Thuốc với nước ấm hoặc uống từ từ.

Thuốc dùng được cho phụ nữ có thai trên 3 tháng và phụ nữ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn: Chưa nhận thấy tác dụng không mong muốn nào của Thuốc.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Khi cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/dongduoc/thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh-san-pham-truyen-thong-cua-duoc-pham-hoa-linh/)

Tin cùng nội dung

  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị Thu*c Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Bạn nên giữ lại vỏ khi ăn bưởi vì vỏ bưởi có thể chữa được khá nhiều chứng bệnh hay gặp, chẳng hạn như ho, hen...
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY