Bài thuốc dân gian hôm nay

Thuyết thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông

Hàng năm cứ vào rằm tháng giêng, ngày giỗ của Ðại danh y Lê Hữu Trác, tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông...
Hàng năm cứ vào rằm tháng giêng, ngày giỗ của Ðại danh y Lê Hữu Trác, tên hiệu là hải thượng lãn ông, những người hành nghề y học cổ truyền (YHCT) trong cả nước lại có dịp trở về đền thờ cụ, hoặc quê nội (xã Liêu Xá, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên ngày nay), hoặc về quê ngoại (xã Tịnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) để dâng hương tưởng niệm cụ. Hải Thượng là một ngôi sao sáng trong làng YHCT Việt Nam, người đã để lại cho hậu thế một kho tàng kinh nghiệm về YHCT, không những về y lý mà cả thực tiễn hành nghề.

Trên cơ sở của “Dịch lý Thủy hỏa” của triết học cổ phương Đông, ông đã cụ thể hóa, lấy nguyên lý “giáng tâm hỏa, ích thận thủy”, rồi dựa trên hai cổ phương Lục vị để bổ thận âm, bổ âm và Bát vị để bổ thận dương, bổ dương làm gốc cho học thuyết của mình. Đồng thời từ hai phương Thu*c này xây dựng ra nhiều phương Thu*c khác nhau, điều trị trên 50 loại bệnh chứng khác nhau. Phương Lục vị - phương Thu*c có tác dụng bổ thủy, bổ thận âm với thành phần: thục địa 8 lạng, phục linh 3 lạng, sơn thù du 4 lạng, trạch tả 3 lạng, hoài sơn 4 lạng, mẫu đơn bì 3 lạng, mật ong (luyện) làm hoàn, ngày uống 8 - 16g. Công dụng: tư bổ phần âm của can, thận, trị chân âm suy kém, tinh khô, huyết kiệt, đau lưng, mỏi gối, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, tiêu khát.

Phương Thu*c này dựa trên nguyên tắc tam bổ, tam tả: 3 vị mang tính bổ là thục địa bổ thận âm, sơn thù du bổ can, hoài sơn bổ tỳ; 3 vị mang tính tả là phục linh tả tỳ, trạch tả tả thận thủy, mẫu đơn bì tả can. 3 vị tả được xếp sánh đôi với 3 vị bổ, để cùng tác dụng vào 3 tạng can, tỳ, thận. Việc sử dụng từng cặp Thu*c, vừa bổ, vừa tả như vậy, tác dụng bổ các tạng mà không gây ra nê trệ, không bị phù nề.

Ở đây, Hải Thượng đã sáng tạo, dùng phép biến phương Lục vị, bằng cách gia, giảm một số vị Thu*c để chữa rất nhiều các chứng bệnh khác nhau. Người có trạng thái gầy đen, da khô thì bội vị thục địa và bỏ trạch tả. Người tiểu tiện không lợi, gia mạch môn, ngũ vị tử, nhất thiết không dùng trạch tả. Vì ông cho rằng, đây không phải là thủy không lợi mà do chất tinh trong cơ thể bị hao tổn gây ra, nên phải dùng mạch môn, ngũ vị tử để bổ âm. Nếu bị chứng sốt về chiều, hoặc về đêm, hoặc cả ngày, thì bội mẫu đơn bì. Nếu âm hư, huyết nhiệt, hỏa vượng, thay thục địa bằng sinh địa và bội mẫu đơn bì. Các chứng sốt của trẻ em, dù mới mắc hay mắc đã lâu, dùng phương lục vị vẫn tốt; nếu có sốt, bội mẫu đơn bì, nếu sốt cao thì gia tri mẫu, hoàng bá; nếu nóng và khát thì gia mạch môn, ngũ vị tử, bội thục địa. Nếu vừa sốt vừa rét, gia sài hồ, bạch thược. Sốt mà kèm theo nôn, mửa, gia ngũ vị tử. Nếu can hỏa thịnh thì gia bạch thược. Với chứng can nhiệt, bội bối mẫu, thục địa. Nếu tâm hỏa vượng, có ứ nhiệt, bội mẫu đơn bì, gia mộc thông. Nếu âm hư hỏa vượng ở mức độ mạnh, gia tri mẫu, hoàng bá. Nếu tỳ hư, kém ăn, gia hoài sơn, bạch linh, bội mẫu đơn bì. Nếu tỳ hư đi tả và kiết lỵ lâu ngày, gia thỏ ty tử, phá cố chỉ. Nếu di tinh, hoạt tinh, bội sơn thù du, hoài sơn...

Phương Bát vị: thục địa 8 lạng, phục linh 3 lạng, sơn thù du 4 lạng, trạch tả 3 lạng, hoài sơn, 4 lạng, mẫu đơn bì 3 lạng, quế nhục 1 lạng, phụ tử (chế) 1 lạng, mật ong (luyện) làm hoàn, ngày uống 12 - 16g. Công dụng: bổ thận dương, bổ mệnh môn hỏa, trị người gầy, lưng gối đau lạnh, tiểu tiện không lợi, hoặc không kiềm chế được, tiểu đêm nhiều lần, S*nh l* yếu. Trên cơ sở của cổ phương Bát vị, Hải Thượng đã gia giảm để điều trị rất nhiều các chứng, bệnh khác nhau. Nếu chân dương suy kém, bội nhục quế, phụ tử. Nếu chân âm suy kém, bội thục địa. Nếu can khí kém, bội sơn thù du. Nếu tỳ vị hư yếu, bội phục linh, trạch tả. Nếu thận hư yếu, nguyên khí kém, đầy hơi, suyễn thở, nôn ọe, thượng tiêu phiền nhiệt, gia ngưu tất, ngũ vị tử. Nếu dương suy, tinh kém, gia lộc nhung. Nam giới thận dương suy yếu, gia nhục thung dung, ba kích. Nếu âm dương lưỡng hư, vừa nóng, vừa rét, gia sài hồ; nếu rét nhiều, bội phụ tử, nhục quế; nếu nóng nhiều, bội mẫu đơn bì; nếu khát nhiều, gia mạch môn, ngũ vị, ngưu tất. Nếu hư yếu lâu ngày, thường xuyên đau bụng, gia ngô thù du, tiểu hồi. Nếu tỳ thận dương hư, sôi bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng về sáng sớm, gia phá cố chỉ, thỏ ty tử. Nếu âm hư hỏa vượng ở mức độ mạnh, gia tri mẫu, hoàng bá. Nếu chân hỏa suy, đờm dãi nhiều, thục địa phải sao khô. Nếu tỳ hư đi tả và kiết lỵ lâu ngày, gia thỏ ty tử, phá cố chỉ. Trẻ em phát nhiệt đều bỏ nhục quế, phụ tử, khát nhiều gia mạch môn, ngũ vị tử; nếu có hư nhiệt thì bội mẫu đơn bì, gia đương quy, bạch thược. Phụ nữ huyết khô, kinh bế, thống kinh, trước kỳ kinh thường phiền khát, trào nhiệt, bỏ phụ tử, đỗ trọng. Phụ nữ nuôi con ít sữa, tăng thục địa, gia mộc thông, bỏ trạch tả.

Qua các phương Thu*c gia giảm cũng đã bớt đi rất nhiều về số lượng của các vị Thu*c trong điều trị; nếu kể cả hai phương, Lục vị và Bát vị, tổng cộng chỉ có 8 vị. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, có sự gia, hoặc giảm một, hay hai vị Thu*c khác thì ở mỗi phương Thu*c, sau khi gia, giảm cũng không nhiều hơn 10 vị. Như vậy xét về mặt kinh tế, là rất hiệu quả. Thông qua điều trị, Hải Thượng đã rút ra được những kinh nghiệm rất quý báu đối với những vị Thu*c không nên phối ngũ với cổ phương Bát vị, như nhân sâm, đương quy, hà thủ ô đỏ... Điều này chỉ có được ở những người đã kinh qua thực tiễn nghề nghiệp một cách sâu sắc.

Có thể nói, hải thượng lãn ông là người Việt Nam đầu tiên vận dụng một cách rất sáng tạo các nguyên lý triết học cổ Đông phương, cũng như vận dụng rất nhuần nhuyễn nhiều phương diện trong lĩnh vực YHCT phương Đông vào hoàn cảnh thực tế YHCT Việt Nam từ thế kỷ XVIII. Học thuyết Thủy hỏa là cụ thể hóa các nguyên lý của học thuyết Âm dương, Ngũ hành, Tạng tượng. Việc vận dụng hai cổ phương Lục vị, Bát vị, có sự gia, giảm về hàm lượng và số lượng các vị Thu*c trong hai phương để chữa trị tới trên 50 loại chứng bệnh khác nhau là một sáng tạo vô cùng quý giá của hải thượng lãn ông. Với Học thuyết Thủy hỏa, hải thượng lãn ông đã góp phần làm phong phú hơn về mặt lý luận và thực tiễn cho nền YHCT Việt Nam.

GS.TS. PHẠM XUÂN SINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuyet-thuy-hoa-cua-hai-thuong-lan-ong-4290.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ cách đây hàng trăm năm, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã có những quan điểm độc đáo về bệnh nam khoa.
  • Hải Thượng Lãn Ông, (chữ Hán: 海上懶翁), là tên hiệu của Lê Hữu Trác, (chữ Hán: 黎有晫, 1720 – 1791), nghĩa là ông lười Hải Thượng. Tuy là người tinh thông y học, dịch lý, văn chương, nhưng ông được biết đến nhiều hơn với vai trò lang y.
  • Mùa xuân ngày rộng tháng dài, GS. Đinh Phạm Thái, nguyên giảng viên Đại học Bách khoa rủ tôi về thăm quê ông - Hương Sơn (Hà Tĩnh).
  • Với Hải Thượng Lãn Ông, y lý của Đông phương với các học thuyết triết học duy vật cổ như âm dương, ngũ hành... được vận dụng vào lĩnh vực y học đã được khai thác một cách sâu sắc và sáng tạo.
  • Chứng bốc hỏa là chứng bệnh thường gặp, nhất là phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Theo y học cổ truyền, chứng hỏa là khí nóng trong người phát ra...
  • Quan niệm y học cổ truyền lấy phòng bệnh làm điều cốt yếu để làm chủ sức khỏe.
  • Hải Thượng Lãn Ông trong sách Vệ sinh yếu quyết cũng có lời khuyên người ta không nên giao hợp “trong những khi trời đất chấn động như: mưa gió sấm chớp, nắng nóng, giá rét; khi nằm giữa trời, trong đền miếu, trước tượng vị thánh hiền, trước bếp...
  • Đây là bài Thuốc gồm 7 vị Thuốc trong bài Bát vị hoàn nổi tiếng (trừ đi vị phụ tử), gia những vị khác có tính bổ thận, sinh tinh, an thần, tăng cường khí lực...
  • Từ cách đây hàng trăm năm, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã có những quan điểm độc đáo về bệnh nam khoa
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY