Quan niệm y học cổ truyền lấy phòng bệnh làm điều cốt yếu để làm chủ sức khỏe.
bệnh tật">
bệnh tật là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của con người. Một trong những mong muốn của con người là có sức khỏe tốt, tránh xa được mọi
bệnh tật">
bệnh tật.
Tuy nhiên, có một nghịch lý là nhiều người lại không biết làm cách nào để tránh xa chúng. Tình trạng phổ biến của người Việt là chỉ khi bệnh nặng xảy ra rồi mới nghĩ đến việc chạy chữa khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng.
Thực ra, khi có những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang mang bệnh thì đồng nghĩa với việc bệnh đã gây ra những rối loạn về tinh thần và tàn phá thể chất của con người, tức là đã gây ra những tổn thất về sức khỏe, thậm chí là đời sống bị thu ngắn lại.
Trong khi đó, nhìn về quá khứ, y học cổ truyền của Việt Nam ta nói riêng và của châu Á nói chung đều đề cao việc ngăn ngừa bệnh hơn là để bệnh xảy ra rồi mới trị bệnh.
thầy Thuốc giỏi" trong "Cổ thư" - Trung Hoa
Trong "Cổ thư" của Trung Hoa có ghi chép lại câu chuyện về một vị danh y nổi tiếng cả cuộc đời theo nghiệp y chữa bệnh cứu người và đào tạo nên những người thầy Thuốc giỏi cả về y thuật và y đức.
Lúc vị danh y này lâm trọng bệnh đã gọi học trò đến mà nói rằng: "Ta biết rồi đây ta sẽ phải xa các con, nhưng dù sao ta cũng thấy rất vui lòng vì ta đã để lại cho đời 3 thầy Thuốc giỏi".
Nghe đến đây, học trò nào cũng hy vọng một trong 3 thầy Thuốc giỏi đó sẽ là mình.
Tuy nhiên, vị danh y nói tiếp: "Trong ba thầy Thuốc ấy thì hay nhất là thầy sạch sẽ, thứ hai là thầy điều độ, và thứ ba nữa là thầy thể thao. Ta qua đời, các con cứ theo ba thầy ấy mà chữa cho mọi người thì thiên hạ sẽ tránh được nhiều
bệnh tật">
bệnh tật"
Lời chỉ giáo của vị danh y này chính là chân lý phòng bệnh hơn chữa bệnh mà y học phương Đông đã theo đuổi từ ngàn đời nay.
Phương châm phòng bệnh này dựa trên 3 yếu tố: Vệ sinh trong môi trường sống và ăn uống, điều độ trong sinh hoạt và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe.
dưỡng sinh của y học cổ truyền Việt Nam
Đối với vấn đề sức khỏe, y học cổ truyền Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đến việc phòng chống
bệnh tật hơn là chữa bệnh.
Một vị danh sư lớn của y học cổ truyền như
Hải Thượng Lãn Ông cũng chủ trương lấy phương pháp dưỡng sinh và vệ sinh làm nền tảng để chăm lo sức khỏe cho nhân dân.
Về vệ sinh, Hải Thượng Lãn Ông từng có lời khuyên rất cụ thể:
“Chớ dùng nước ruộng nước ao,
Nước hồ nước vũng, nước nào cũng dơ.
Chỉ dùng nước giếng nước mưa,
Nước sông nước suối cũng chưa an toàn”
Bên cạnh đó, ông còn nhấn mạnh vai trò của dưỡng sinh trong việc phòng chống
bệnh tật:
“Nội thương bệnh chứng phát sinh
Thường do xúc động, thất tình (7 thứ tình hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục
) gây nên….
Hằng ngày luyện khí chớ quên,
Hít vào thanh khí, độc liền thở ra.
Làm cho khí huyết điều hòa,
Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm.
Lại cần tiết chế nói năng,
Tránh làm quá sức dự phòng khí hao.
Thức đêm lo nghĩ quá nhiều,
Say mê sắc dục cũng đều hại tâm…
Nhìn xem thôn dã bao người,
Làm ăn chất phác, chơi bời chẳng hay,
Ngô khoai, rau cháo hằng ngày,
Ấy mà khỏe mạnh hơn người cao lương.
Rạng đông cày cuốc luyện mình,
Đồng không hít thở, thân hình nở nang.
Lo sầu vì bệnh giàu sang,
Vui nghèo, khỏe mạnh, hiên ngang trong lòng.”
Hải Thượng Lãn Ông/ Vệ sinh yếu quyết.
Theo lởi răn trên của danh y Hải Thượng Lãn Ông, ngoài việc giữ gìn vệ sinh, việc vận động thể chất (ở đây là lao động) và giữ cho đầu óc thanh thản là bí quyết để bảo vệ sức khỏe.
Bên cạnh đó, luyện tập phương pháp thở theo dưỡng sinh là một bí quyết thải độc, nâng cao sức khỏe cũng được danh y nhấn mạnh. Đây là một phương pháp rất hay mà chúng tôi đã từng giới thiệu, bạn đọc chú ý có thể tìm đọc.