Bạn nên biết hôm nay

Tiền sản giật khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh tim?

Tôi bị tiền sản giật khi mang bầu lần 2 ở tuần 30, bác sĩ có khuyến cáo sau này tôi dễ bị bệnh tim thì có đúng không? (Linh Lan)

Trả lời:

Theo định nghĩa, những trường hợp thai kỳ trên 20 tuần mà người mẹ bị tăng huyết áp thì gọi là tăng huyết áp trong thai kỳ. Còn nếu trước đó, bạn đã bị tăng huyết áp rồi hoặc tăng huyết áp trước tuần 20 gọi là tăng huyết áp mãn tính. Vì vậy, có nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp trong thai kỳ. Trong đó có một số yếu tố nguy cơ về hoóc môn, có thể một số trường hợp mẹ ăn uống chưa hợp lý, tăng cân quá nhiều trong thai kỳ hoặc mang thai đôi, đa thai...

Một trong những hậu quả của tăng huyết áp trong thai kỳ là nguy cơ tiền sản giật như trường hợp của bạn đã mắc. Thai phụ tiền sản giật thì nguy cơ sinh non rất cao.

Những trường hợp mà mẹ bị tiền sản giật (tăng huyết áp trong thai kỳ), nếu sau khi sinh khoảng 6 tháng đầu thì tình trạng huyết áp có thể trở về bình thường. Tuy nhiên, khi bạn bị tiền sản giật, có tổn thương cầu thận, có thể sau đó, bạn sẽ trở thành người tăng huyết áp mãn tính. Vì thế, bạn phải theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, theo dõi huyết áp thường xuyên xem như thế nào. Nếu sau 6 tháng mà huyết áp của bạn vẫn còn cao (>140/90), hoàn toàn có thể bạn đã có tình trạng tăng huyết áp mãn tính, cần phải điều trị.

Tất nhiên, bên cạnh vấn đề huyết áp, bạn cần lưu ý những yếu tố khác như: có rối loạn mỡ máu, có bị thừa cân... vì đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ tim mạch lên trong giai đoạn sau. theo nghiên cứu, mẹ bị tiền sản giật tăng huyết áp trong thai kỳ thì nguy cơ sinh non và con chậm phát triển. trẻ bị sinh non có nguy cơ mắc những bệnh tim bẩm sinh sau đó. ngoài bạn, con của bạn cũng cần được theo dõi, sàng lọc sau sinh xem sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe tim mạch có cần phải tiếp tục theo dõi hay khuyến cáo gì không.

TS. BS Nguyễn Thị DuyênKhoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tien-san-giat-khi-mang-thai-co-nguy-co-mac-benh-tim-4376198.html)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, NewYork (Mỹ) cho thấy...
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề...
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ ai cũng có những cảm xúc buồn, thương, giận, ghét.
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY