Tin tức hôm nay

Tin tức

Tiến tới xóa vùng lõm trong tiêm chủng

Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19, tuy nhiên thời gian tới, các dịch bệnh như cúm, sốt xất huyết, bạch hầu, tay chân miệng, sởi, bệnh dại, sốt rét và các bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người…vẫn có nguy cơ gia tăng số mắc và Tu vong nếu không có biện pháp phòng chống hiệu quả.

Tại hội nghị trực tuyến với 62 tỉnh thành về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020 do bộ y tế tổ chức ngày 21/9, ts đặng quang tấn, cục trưởng cục y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước có 198 ca bệnh bạch hầu, chủ yếu là các ca mắc trong tháng 6-7. trong đó, khu vực tây nguyên là 172 ca, miền trung 22 ca, miền nam 4 ca, riêng miền bắc từ năm 2015 đến nay không có ca bệnh bạch hầu.

Điều tra dịch tễ cho thấy, trong 198 trường hợp dương tính với virus gây bệnh bạch hầu (138 ca bệnh và 60 người lành mang trùng), trong đó 4 Tu vong (đắk nông 2 ca, gia lai 1 ca, kon tum 1).

So với cùng kỳ năm 2019, số mắc tăng 157 trường hợp, Tu vong tăng 1 trường hợp. số mắc từ 3 tháng tháng đến 78 tuổi, phân bố rải rác ở các nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm 10-14 tuổi. đáng nói có tới 81,3 % số ca mắc không tiêm chủng (161 ca) và chỉ có 37 ca bệnh có tiêm chủng.

Theo ông tấn, công tác tiêm chủng bạch hầu còn gặp nhiều khó khăn ở các xã có ổ dịch, bởi đa số ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn, bất đồng ngôn ngữ, không hợp tác tiêm vaccin. một số khu vực đã lâu không ghi nhận ca bệnh, cán bộ y tế cơ sở thiếu kinh nghiệm trong chẩn đoán, giám sát phát hiện sớm. như ca bệnh bạch hầu đầu tiên, người bệnh khám ở trạm y tế xã, cán bộ y tế chưa nghĩ đến bạch hầu, chỉ khi người bệnh sốt cao, quay lại chẩn đoán bạch hầu thì bệnh đã nặng.

Hội nghị trực tuyến về tăng cường phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế với 63 tỉnh, thành

Đặc biệt, nhiều trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở nhóm tuổi lớn, ở thời điểm chương trình tiêm chủng mở rộng chưa triển khai đầy đủ, còn xã trắng về tiêm chủng. ở một số địa phương, đối tượng di dân rất khó kiểm soát tiêm chủng.

Lãnh đạo cục y tế dự phòng dự báo, trong thời gian tới, có thể tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh bạch hầu, các ổ dịch tại khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, sau nhiều năm tích lũy số lượng không được tiêm chủng hoặc tiêm không đủ mũi, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…

Mặc dù trong thời gian qua ngành y tế đã triển khai mạnh tiêm vaccine phòng bệnh, trong đó có kế hoạch tiêm 10 triệu liều vaccine td tại địa bàn 4 tỉnh tây nguyên. song chúng ta vẫn không thể chủ quan, đặc biệt là cuối năm thời tiết mùa đông - xuân rất dễ lây lan bệnh bạch hầu và bùng phát nếu chúng ta chủ quan, lơ là. vì vậy, các địa phương cần tăng cường triển khai tiêm bù, tiêm thiếu.

Những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, dự báo tình hình dịch bệnh ở nước ta vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, đặc biệt thời tiết sắp bước vào mùa đông –xuân, thuận lợi cho các dịch bệnh lưu hành trong nước có nguy cơ bùng phát thành dịch.

Tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch là biện pháp hữu hiệu phòng chống bệnh bạch hầu

Từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 70.000 ca mắc sốt xuất huyết (giảm so với cùng kỳ năm 2019), 7 ca Tu vong. Số ca mắc sốt xuất huyết chủ yếu các ca mắc ở miền Nam chiếm 57%, miền Trung 32%, Tây Nguyên 6%, miền Bắc là 4%. Hiện không có sự bất thường về diễn biến dịch, xu hướng gia tăng số mắc các tuần gần đây cơ bản cũng như các năm trước, giai đoạn trước.

Tuy nhiên, số ca mắc tăng cao từ tuần 30 trong năm và đang tiếp tục gia tăng. Hơn nữa, mùa mưa đang bắt đầu nên tình hình dịch thời gian tới có thể phức tạp hơn. “3 tuần gần đây số mắc có xu hướng tăng và gần với ngưỡng cảnh báo dịch, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung, miền Nam”, ông Tấn cho biết.

Theo thứ trưởng bộ y tế đỗ xuân tuyên, thực hiện chỉ đạo của thủ tướng chính phủ phải thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, vì vậy trong những tháng cuối năm, chúng ta cần có đối sách đặc biệt để giảm nguy cơ mắc và phòng chống lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm như: cúm, sốt xất huyết, bạch hầu, tay chân miệng, sởi, bệnh dại, sốt rét và các bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người….với mục tiêu không để một địa phương, một đơn vị nào xảy ra “dịch chồng dịch”.

Thứ trưởng bộ y tế chỉ đạo các sở y tế đẩy mạnh hoạt động tham mưu ubnd các tỉnh, thành phố lồng ghép các hoạt động phòng chống dịch và kiểm soát covid-19, sớm phát hiện và xử lý ổ dịch triệt để, không để bùng phát thành dịch trong cộng đồng. tăng cường duy trì, nâng cao chất lượng tiêm chủng mở rộng, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt 95%, xoá vùng lõm trong tiêm chủng; thực hiện tiêm chủng an toàn trong bối cảnh covid-19…

Theo PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong chống dịch phải sát sao “từng li từng tí”. Ví dụ, khi cán bộ y tế phát Thu*c kháng sinh dự phòng cho người dân trong ổ dịch, thì phải giám sát xem họ có uống không, nếu không uống thì phải tiêm, tiêm là biện pháp cưỡng chế bắt buộc. Khi có dịch phải tiêm vaccine ngay ở ổ dịch và xung quanh ổ dịch, phải tổ chức chiến dịch tiêm phòng trong lứa tuổi tiêm chủng, để đảm bảo nguồn lực vaccine sử dụng hiệu quả.





Trần Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Tien-toi-xoa-vung-lom-trong-tiem-chung-612465/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY